Liên minh hợp tác xã Kiên Giang

Nông nghiệp

Xem với cỡ chữAA

Một số biện pháp xử lý đất nông nghiệp bị xâm nhập mặn trong thời điểm khô hạn

(10:21 | 18/02/2020)

Để giúp nông dân vùng ĐBSCL nói chung và người nông dân canh tác nói riêng có thể cứu được phần nào cây trồng của mình trong điều kiện đất nông nghiệp bị xâm nhập mặn trong thời điểm khô hạn như hiện nay. Xin chia sẽ một số biện pháp xử lý đất nhiễm mặn cho cây lúa, cây trồng cạn và cây ăn trái. Bà Con nông dân nên biết và ứng dụng để bảo vệ cây trồng của mình. Các kiến thức này là kiến thức của ngành Khoa học đất. Do đó, nếu mọi người thấy được lợi ích của các biện pháp cứu cây trồng trong điều kiện đất nhiễm mặn cũng có nghĩa là thấy được lợi ích to lớn của ngành Khoa học đất trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường ở thời điểm hiện tại (Chia sẽ của Bộ môn Khoa học Đất, Trường Đại học Cần Thơ).

* Phần 1: Đối với đất lúa: Khi đất bị nhiễm nước mặn, bà con nên bón phân hữu cơ, kết hợp bón phân hóa học cân đối, NPK (16-16-16), đặc biệt tăng cường bón thêm phân K, phân bón Si và phân bón có Ca như: đối với đất có pH thấp như đất phèn nên dùng Calcium carbonate (CaCO3) hoặc Calcium hydroxide (Ca(OH)2) và đối với đất mặn có pH cao nên dùng Gypsum (CaSO4.2H2O) đề bón cho đất. Bên cạnh đó, bà con nông dân có thể phun cho lúa với 2 dạng dung dịch sau:

(1) Ethanol 0,3% - 0,6% (51 - 103 mMol).

(2) Dung dịch hydrogen peroxide (H2O2) liều lượng: 0,85 mg/L nước.

* Lưu ý: phun đều trên lá lúa và vào đất vào buổi chiều mát (5 giờ chiều).
Ngoài ra, có thể bón thêm chế phẩm vi sinh chịu mặn giúp kích thích rễ, sinh trưởng và tăng cường khả năng sống sót của cây lúa trong điều kiện đất nhiễm mặn như: Chế phẩm vi sinh NPISi và chế phẩm DTSi của Phòng Thí nghiệm vi sinh vật đất, Bộ Môn Khoa học Đất, Khoa Nông nghiệp, Trường ĐH Cần Thơ.

* Phần 2: Đối với cây ăn trái: Bà con nên phải dùng vật liệu hữu cơ để che phủ mặt liếp or mô cây (rơm rạ, lá cây,...) để han chế mất nước trong đất gây ra hiện tượng mao dẫn làm cho muối đi chuyến lên trên mặt đất), bón phân hữu cơ, kết hợp bón phân hóa học cân đối, NPK (16-16-16), đặc biệt tăng cường bón thêm phân K, phân bón Si và phân bón có Ca như: đối với đất có pH thấp như đất phèn nên dùng Calcium carbonate (CaCO3) hoặc Calcium hydroxide (Ca(OH)2) và đối với đất mặn có pH cao nên dùng Gypsum (CaSO4.2H2O) đề bón cho đất. Bên cạnh đó, bà con nông dân có thể phun cho cây ăn trái với 2 dạng dung dịch sau:
(1) Ethanol 0,3% - 0,6% (51 - 103 mMol).

(2) Dung dịch hydrogen peroxide (H2O2) liều lượng: 0,85 mg/L nước hoặc hòa 1 muỗng ăn canh của H2O2 3% trong 4 lít nước.

* Lưu ý: phun đều trên lá cây và vào đất vào buổi chiều mát (5 giờ chiều).

Ngoài ra, dung dịch Dung dịch hydrogen peroxide (H2O2) chuẩn bị bằng cách hòa 1 muỗng ăn canh của H2O2 3% trong 4 lít nước. Dung dịch này dùng để tưới vào đất của gốc cây để xử lý mặn và bổ sung Oxy cho đất và rễ cây.

Một cách nữa là dung dịch H2O2 này bà con có thể đưa vào trong hệ thông tưới nhỏ giọt cho cây với tỉ lệ 1:750 (dung dịch H2O2: nước) để tưới cho cây trồng.
Bên cạnh đó, bà con có thể bón thêm chế phẩm vi sinh chịu mặn giúp kích thích rễ, sinh trưởng và tăng cường khả năng sống sót của cây trồng trong điều kiện đất nhiễm mặn như: Chế phẩm vi sinh NPISi và chế phẩm DTSi của Phòng Thí nghiệm vi sinh vật đất, Bộ Môn Khoa học Đất, Khoa Nông nghiệp, Trường ĐH Cần Thơ.

Yến Ngọc (Nguồn Bộ môn Khoa học đất, Đại học Càn Thơ)