Message create news:Unrecognized escape sequence. (2373): {'id':'3750','title':'Hợp tác xã nông nghiệp cần xây dựng chuỗi giá trị để phát triển bền vững','author':'Bài và Ảnh: TT','link':'http://lmhtx.kiengiang.gov.vn/trang/TinTuc/76/3750/Hop-tac-xa-nong-nghiep-can-xay-dung-chuoi-gia-tri-de-phat-trien-ben-vung.html','pubDate':'22/05/2025 3:56:00 CH','categoryId':'76','category':'Kinh tế - Hợp tác','image':'/filetintuc/z3989913326683_c463cf5809c8a233f5bb2f3322dcb4ac.jpg','video':'','description':'','detail':'
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) nhất là HTX lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì thế, các HTX ở lĩnh vực này có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển, song cũng đối mặt với không ít khó khăn thách thức về giá cả, thị trường tiêu thụ, thương hiệu...nên cần xây dựng chuỗi giá trị, tạo mối liên kết để phát triển bền vững.
Nhiều HTX nông nghiệp đã thực sự trở thành tổ chức kinh tế của nông dân, là "bà đỡ" cho kinh tế hộ phát triển.
Toàn tỉnh Kiên Giang có 473 HTX nông nghiệp, các HTX đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang xu hướng sản xuất hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm; giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Nhiều HTX nông nghiệp đã thực sự trở thành tổ chức kinh tế của nông dân, là "bà đỡ" cho kinh tế hộ phát triển.
Những năm gần đây, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã tập trung chỉ đạo các địa phương, chính quyền cơ sở tổ chức, triển khai, hướng dẫn người dân tiếp cận các chính sách về phát triển KTTT, HTX; vận động thành lập các mô hình HTX nông nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm quy mô lớn. Theo đó, Liên minh HTX tỉnh Kiên Giang cũng đã phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các xã thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm chủ đạo, phát triển các ngành nghề nông thôn theo hướng xây dựng chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp liên kết kinh tế hộ với HTX, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm bước đầu đã đem lại thu nhập đáng kể cho nông dân.
HTX nông nghiệp muốn phát triển mạnh phải gắn mọi hoạt động liên kết với doanh nghiệp theo quy trình từ sản xuất, chế biến đến xây dựng nhãn hiệu và tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra chuỗi giá trị bền vững lâu dài theo hướng đi mới hiện nay. Phải đảm bảo thực hiện việc liên kết dựa theo nhu cầu thiết thực của hai bên và đòi hỏi hợp tác trên cơ sở cùng có lợi. Việc xây dựng chuỗi giá trị, HTX sẽ cung cấp dịch vụ đầu vào cho thành viên với giá thấp nhất và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm với giá bán cao nhất mà không cần phải qua các khâu trung gian, làm tăng giá đầu vào và hạ giá thành sản phẩm cuối cùng, gây thất thoát không đáng có cho thành viên HTX.
Điển hình đối với việc sản xuất theo chuỗi giá trị này, có thể nói đến các HTX như: HTX nông nghiệp Tân Hưng, HTX nông nghiệp Tân Tiến (huyện Châu Thành); HTX nông nghiệp Cây Chôm (huyện Hòn Đất); HTX nông nghiệp Tân Thạnh (huyện Giang Thành)…Đây là một trong số HTX nông nghiệp được lựa chọn tham gia xây dựng HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị từ nhiều năm nay. Các HTX đã xây được trụ sở làm việc, mua máy móc cơ giới hoá với tổng kinh phí nhà nước hỗ trợ lên đến hàng tỷ đồng; tất cả các dịch vụ đều thông qua hình thức đấu thầu mua bán nên thành viên luôn luôn có lợi.
Tuy vậy, số HTX nông nghiệp phát triển theo định hướng xây dựng chuỗi giá trị tiêu thụ sản phẩm còn khá ít, chỉ có khoảng chưa đến 30% trên tổng số HTX nông nghiêp cả tỉnh. Đa phần, HTX chỉ thực hiện được một khâu bơm tát cơ bản mà không có chiến lược mở rộng dịch vụ khác hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân của hạn chế trên là do nhiều HTX có nguồn vốn hạn hẹp, sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết nên hoạt động kém hiệu quả, khó có khả năng tự khắc phục vươn lên.
Trong xu thế khó khăn chung hiện nay, cùng với tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm nông nghiệp, việc tạo uy tín và sự an tâm tuyêt đối cho đối tác nói chung và người tiêu dùng nói riêng thì định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường là hết sức cần thiết. Chính vì thế, việc vận động các HTX nông nghiệp hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị là giải pháp phát triển bền vững.