Tiêu chí để xét duyệt nghề truyền thống đó là: Nghề xuất hiện tại địa phương trên 50 năm và đang tiếp tục phát triển. Nghề tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc. Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. Trong đợt xét duyệt này Hội đồng đã xét chọn 8 nghề truyền thống và 01 làng nghề trên địa bàn tỉnh.
1. Nghề làm tôm khô Hà Tiên, có truyền thống 52 năm; nghề có từ năm 1900, nghề do hộ của bà Nguyễn Thị Ánh, khu phố 2, phường Tô Châu duy trì lâu đời, hiện có 200 hộ cùng làm tập trung tại phường Pháo Đài; Đông Hồ; Tô Châu; Binh San, tạo việc làn cho 830 lao động, thu nhập bình quân đầu người từ 4 đến 6 triệu đồng, người, tháng.
2. Nghề nấu rượu nếp Đường xã Định Hòa huyện Gò Quao, có truyền thống lâu đời 74 năm, do ông nguyễn Văn Kim sinh năm 1961 ấp Hòa Xuân, xã Định Hòa, huyện Gò Quao là cháu đời thứ 3 được truyền lại bí quyết nghề nấu rượu của ông cha để lại; hiện có khoản 50 hộ làm nghề; men rượu được chế biến từ nhiều loại thảo dược với 36 vị thuốc như: Cam thảo, Quế chi; Trần bì; Tiểu hồi.. Đây là HTX sản xuất rượu được cấp Chứng chỉ An toàn vệ sinh thực phẩn, nhãn hiệu độc quyền.
3. Nghề làm nồi đất có truyền thống 64 năm, tại xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất; người làm nghề lâu năm là ông Trịnh Văn Hạnh sinh năm 1939, ấp Vạn Thanh; ông Danh Sol sinh năm 1951 ấp Hòn Quéo sản xuất; hiện nay có 18 hộ làm nghề, tạo việc làm cho 50 lao động, nguyên liệu làm từ đất sét, thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, thu nhập bình quân của người lao động từ 5 đến 6 triệu đồng/người/tháng.
4. Nghề chẻ đá bắt đầu từ năm 1966 có truyền thống trên 53 năm, tại xã Thổ Sơn huyện Hòn Đất, người làm nghề lâu năm là ông Hồ Văn Đức sinh năm 1959; ông Lâm Văn Xia, sinh năm 1964 ấp Bến Đá. Nghề này đã tạo việc làm cho 1500 lao động, thu nhập bình quân từ 450 đến 500 ngàn/người/ngày; thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm là đá thềm, đá gối, đà, miễng, mặt.
5. Nghề Đan Đát, xã Bàn Thạch huyện Giồng Riềng, nghề này có từ năm 1930, có truyền thống 89 năm; người làm nghề lâu năm là ông Danh Tính, sinh năm 1930; Thị Nguôl; Thị Ri sinh năm 1936 ở ấp Láng Sen. Có 41 hộ làm nghề tạo việc làm cho 100 lao động; thu nhập bình quân đầu người từ 100 đến 150 ngàn/người/ngày.
6. Nghề cơ khí, thị trấn Giồng Riềng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, nghề bắt đầu từ năm 1949, có thời gian trên 70 năm, người làm nghề lâu năm là ông Nguyễn Văn Một sinh năm 1929; Nguyễn Văn Lộc sinh năm 1963. Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện, tỉnh, quốc gia năm 2015; 2017; Bằng sáng chế độc quyền.7. Nghề sản xuất Bún, bắt đầu từ năm 1959, có truyền thống 60 năm, người làm nghề lâu năm là ông Nguyễn Văn Nghệ, sinh năm 1906, khu phố Vĩnh Đông 1. Hiện có 41 hộ làm nghề này; tạo việc làm cho 100 lao động, thu nhập bình quân đầu người từ 200 đến 300 ngàn đồng/người/ngày.
8. Nghề làm tương hột và chao, địa chỉ xã Vĩnh Phong huyện Vĩnh Thuận, nghề bắt đầu từ năm 19964, có thời gian 55 năm, người làm nghề lâu năm là ông Nguyễn Văn Thơm, sinh năm 1929, ấp Đập Đá, xã Vĩnh Phong, có 01 cơ sở sản xuất, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông nhàn tại địa phương với thu nhập bình quân từ 200 đến 250 ngàn đồng/người/ngày.
9. Nghề đan ghế mây bằng nhựa, địa chỉ xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận, nghề này có từ năm 2003, người làm nghề lâu năm là ông Nguyễn Hoàng Đạt, sinh năm 1985, địa chỉ ấp Ruộng Sạ, xã Vĩnh Phong, làng nghề đã tạo việc làm thường xuyên cho 300 lao động, thu nhập bình quân từ 1,5 đến 2 triệu đồng/người/tháng, có 81/335 hộ dân trên địa bàn ấp tham gia, đạt 24,28% hộ dân.
Qua báo cáo các sản phẩm và ý kiến của địa phương, những nghệ nhân trực tiếp sản xuất và gắn bó với nghề, ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định, đi đến thống nhất bỏ phiếu xét công nhận kết quả:
1. Nghề tôm khô Thành phố Hà Tiên có 14/15 ý kiến đồng ý, đạt, 93,33%.
2. Nghề Nấu rượu nếp Đường Xuồng, đạt 15/15 phiếu, đạt 100%.
3. Nghề đất nung xã Thổ Sơn 14/15 phiếu, đạt 93,33%.
4. Nghề chẻ đá xã Thổ Sơn 13/15 phiếu, đạt 86,67%.
5. Nghề Đan đát xã Bàn Thạch 14/15 phiếu, đạt 93,33%.
6. Nghề cơ khí tại thị trấn Giồng Riềng 14/15 phiếu, đạt 93,33%.
7. Nghề sản xuất Bún tại thị trấn Vĩnh Thuận 14/15 phiếu, đạt 93,33%.
8. Nghề tương hột và chao, xã Vĩnh Phong 15/15 phiếu, đạt 100%.
9. Làng nghề Đan dây nhựa, xã Vĩnh Phong 12/15 phiếu, đạt 80%.
Hội đồng thẩm định sẽ hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định công nhận, 8 nghề và 01 làng nghề của tỉnh Kiên Giang năm 2019. Việc được xét duyệt, công nhận nghề truyền thống và làng nghề nhằm tạo điều kiện hỗ trợ duy trì, phát huy nghề không bị mai một trong thời gian tới.