Với quyết tâm vươn lên làm giàu chính đáng, nhiều “bóng hồng” của huyện Gò Quao anh hùng đã có bước khởi nghiệp hết sức khó khăn, nhưng kết quả đã miễm cười với họ. Thực tế đó đã chưng minh, chuyện làm giàu không còn là việc riêng của cánh đàn ông nữa mà phụ nữ cũng có những quyết sách làm giàu đúng đắn và đôi khi mang tính bền vững lâu dài.
- Chị Dương Thị Hoàng Giang, Tổ trưởng THT quết bánh phòng – xã Vĩnh Phước B, huyện Gò Quao
Sinh ra và lớn lên tại xã Vĩnh Phước B, huyện Gò Quao, hàng ngày ngoài việc làm ruộng và nội trợ Chị còn làm thêm nghề quết bánh phồng truyền thống của gia đình. Ban đầu chỉ làm thủ công để bán trong những dịp lễ hội hay khu vực chợ xã. Năm 2013, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vĩnh Phước B vận động Chị tham gia vào THT quết bánh phồng và được chị đồng ý.
Từ khi tham gia làm ăn kinh tế tập thể, gia đình làm ăn hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm hơn và thị trường cũng được mở rộng, kể cả tỉnh ngoài. Được Hội Phụ nữ tạo điều kiện cho vay vốn sản xuất kinh doanh, với số tiền 30 triệu đồng ban đầu Chị đầu tư mua máy móc và nguyên liệu sản xuất. Do mở rộng quy mô và tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường, Chị thuê thêm 04 lao động tại địa phương là chị em hội viên phụ nữ, tạo việc làm ổn định với tiền công 150.000/ngày. Bình quân mỗi ngày gia định Chị tạo ra 4000 cái bánh, trừ chí phí còn lợi nhuận trên 500.000 đồng.
Bình quân mỗi ngày gia định chị Giang tạo ra 4000 cái bánh, trừ chí phí còn lợi nhuận trên 500.000 đồng
Từ hiệu quả đó, Chị mạnh dạn mở rộng quy mô, đầu tử thêm máy móc, thiết kế bao bì phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Năm 2017, THT quết bánh phồng được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận là nhãn hiệu tập thể, thương hiệu độc quyền.
Thành công của THT có sự góp sức không nhỏ của Chị Dương Thị Hoàng Giang, giúp sản phẩm bánh phồng ngày càng nhiều người biết đến. Trong tương lai hy vọng sẽ còn vươn xa hơn nữa, giúp thành viên THT ngày càng ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu chính đáng.
- Chị Trần Thị Thu Ngân, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Thủ công mỹ nghệ Thuận Phát, xã Vĩnh hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao
Xuất thân từ gia đình nhà nông, khi lập gia đình riêng trong tay chỉ có 3 công đất trồng lúa, làm ăn thất mùa không đủ tiền lo cho con đi học. Khi được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vĩnh hòa Hưng Bắc giới thiệu tham gia học lớp đào tạo ngắn hạn nghề đan lục bình chị tham gia ngay.
Sau khi kết thúc khóa học Chị nhận sản phẩm của doanh nghiệp trên địa bàn về đan gia công. Thấy thu nhập cũng ổn định, chị tập hợp một số chị em cùng xóm hướng dẫn kỹ thuật và nhận thêm sản phẩm đan gia công tại nhà.
Sau nhiều năm thấy làm ăn hiệu quả, lại có thu nhập ổn định, Hội LHPN vận động thành lập Tổ hợp tác có 35 thành viên tham gia và được hỗ trợ vay vốn 76 triệu đồng mua nguyên liệu tạo ra sản phẩm và dự trữ vào những mùa mưa.
Năm 2018 THT được nâng lên thành HTX Thủ công mỹ nghệ Thuận phát, Chị Trần Thị Thu Ngân được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Chị Trần Thị Thu Ngân, được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX (Áo xanh)
Từ mô hình này đã tạo điều kiện cho nhiều chị em tận dụng thời gian nhàn rỗi tạo ra sản phẩm từ lục bình, góp phần tăng thu nhập đáng kể, bình quân mỗi ngày được 70 đến 80.000 đồng. Với ý chí vươn lên thoát nghèo và tận tụy với công việc đến nay đến nay gia đình chị Ngân là hộ khá giả ở địa phương. Hai con của chị được ăn học đến nơi đến chốn, con gái lớn vừa học xong Đại học, con út cũng vừa hết cấp 3.
- Chị Nguyễn Hồng Bóng, Tổ trưởng THT đan lục bình - ấp Vĩnh Tân, xã Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao
Cũng không khác gì chị Trần Thị Thu Ngân, chị Nguyễn Hồng Bóng sinh ra trong một gia đình nghèo, đông chị em, kinh tế hết sức khó khăn. Đến khi lập gia đình riêng, cuộc sống cũng không khá hơn được, lại phải lo cho hai con đi học nên chị quyết tâm học nghề đan lục bình để có thêm thu nhập.
Khi đan thành thạo chị liên hệ với doanh nghiệp để nhận sản phẩm về đan gia công, mỗi ngày đan được 2-3 sản phẩm, số tiền kiếm được cũng đủ để trang trải cho sinh hoạt gia đình. Có được việc làm tại chỗ và thấy ổn định chị nhờ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vĩnh Thắng vận động thành lập THT đan lục bình có 18 thành viên tham gia và mở lớp dạy nghề tại chỗ. Chị Bóng đứng ra nhận sản phẩm về giao cho các chị em trong Tổ đan, bên cạnh đó chị còn hướng dẫn các chị em cách rào nuôi lục bình để làm nguyên liệu mà không phải mua, giảm được rất nhiều chi phí.
Sản phẩm làm từ lục bình đã giúp gia đình chị Bóng vươn lên
Được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cho vay 45 triệu đồng để mua nguyên liệu dự trữ và vay từ Ngân hàng chính sách xã hội 115 triệu đồng đầu tư mua phương tiện thu gom và giao nhận sản phẩm. Từ đó Chị đã liên hệ nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tăng thêm lượng hàng hóa cho thành viên. Mỗi ngày sau khi trừ chi phí mỗi chi em thu nhập được hơn 100 ngàn đồng, riêng chị Bóng có tiền lo cho con cái ăn học, gia đình không còn khó khăn như trước nữa.