Message create news:Unrecognized escape sequence. (1701): {'id':'3726','title':'Những chính sách hỗ trợ phát triển KTTT và giải pháp hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý','author':'Bài và Ảnh: TT','link':'http://lmhtx.kiengiang.gov.vn/trang/TinTuc/18/3726/Nhung-chinh-sach-ho-tro-phat-trien-KTTT-va-giai-phap-ho-tro-HTX-do-phu-nu-tham-gia-quan-ly.html','pubDate':'24/04/2025 9:29:00 SA','categoryId':'18','category':'Hoạt động chung Liên minh HTX','image':'/filetintuc/z5985427349419_863ea3d3a58cc376ecacbdd6a4d8550d.jpg','video':'','description':'','detail':'

Trong những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã tập trung tăng cường triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển KTTT, HTX. Ngày 05/02/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 330/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, có chính sách hỗ trợ vốn; mời gọi doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực...

 

Description: E:\BAI VIET, CONG TAC\HINH MINH HOA\2024\lop phụ nu\z5985427349419_863ea3d3a58cc376ecacbdd6a4d8550d.jpg

Hội phụ nữ tỉnh tổ chức tập huấn hỗ trợ hội viên phát triển KTTT, HTX trên địa bàn huyện Châu Thành

 

Mục tiêu của các chủ trương, chính sách này là nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, nhận thức của toàn dân về KTTT, HTX. Đồng thời, tăng cường năng lực của các tổ chức KTTT, HTX; phát huy hơn nữa vai trò liên kết, hợp tác, hỗ trợ thành viên và cộng đồng khu vực; tăng cường năng lực cạnh tranh của kinh tế hộ gia đình, đặc biệt là kinh tế hộ nông dân trong điều kiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

 

Theo nội dung Chương trình, tỉnh ta đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ KTTT, HTX nói chung và các mô hình HTX do phụ nữ tham gia quản lý nói riêng đạt được nhiều kết quả khả quan như:

 

- Chính sách hỗ trợ thành lập mới, sáp nhập, hợp nhất, chia tách HTX: Ở nội dung này thì người dân được cung cấp thông tin, tư vấn, tập huấn, phổ biến quy định pháp luật về KTTT, HTX; Hỗ trợ, tư vấn xây dựng hoặc sửa đổi điều lệ; hướng dẫn và thực hiện các thủ tục sắp xếp, củng cố lại tổ chức, hoạt động của tổ chức KTTT, HTX cho phù hợp với các quy định hiện hành.

 

- Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Ở nội dung này tỉnh hỗ trợ nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực KTTT thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Đối tượng hỗ trợ là thành viên, người lao động đang làm công tác quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của các tổ chức KTTT; công chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về KTTT tại các sở, ngành, địa phương...

 

- Chính sách hỗ trợ tín dụng: Ở nội dung này thì HTX thành lập mới hoặc có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh được ưu tiên vay vốn từ Hội đồng thẩm định cấp tỉnh: Mức hỗ trợ vay vốn không quá 2 tỷ đồng/HTX/dự án. Trong đó, vốn đối ứng cùa HTX phải có tối thiểu là 20%, thời gian vay vốn tối đa là 5 năm và hỗ trợ lãi suất vay trong 3 năm (Hỗ trợ 100% lãi suất cho 02 năm đầu, hỗ trợ lãi suất 50% lãi suất cho năm thứ 3).

 

- Chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm: Ở nội dung này, hỗ trợ xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho, xưởng sơ chế, chế biến, điện, nước sinh hoạt, chợ, công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, cửa hàng vật tư nông nghiệp, giao thông nội đồng phục vụ sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng thành viên HTX trên cơ sở các dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiện tại, dự kiến sẽ hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và trang thiết bị chế biến sản phẩm cho 4 HTX từ nguồn kinh phí nhà nước vốn đầu tư là 15 tỷ 080 triệu đồng.

 

- Chính sách hỗ trợ liên kết: Xây dựng dự án liên kết chuổi giá trị sản phẩm nông nghiệp dựa trên liên kết giữa doanh nghiệp với HTX. Số lượng dự án liên kết mỗi năm 15 dự án, mỗi dự án không quá 1 tỷ đồng. Hỗ trợ đối với các nội dung liên kết về: Xây dựng và triển khai thực hiện các hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp, HTX. Tùy theo điều kiện cụ thể để xác đinh các nội dung hợp tác, liên kết như: liên kết trong cung ứng vật tư, giống, vốn, phân bón, đầu tư hạ tầng phục vụ liên kết như kho bãi, cơ sở chế biến, hệ thống tưới tiêu,…liên kết tiêu thụ sản phẩm; Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp, HTX tham gia thực hiện; Xây dựng mới hoặc hỗ trợ củng cố năng lực quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng áp dụng tiến bộ kỷ thuật: các quy trình sản xuất an toàn (GAP) cho doanh nghiệp HTX tham gia thực hiện mô hình liên kết theo chuổi giá trị; Xây dựng mô hình khuyến nông, cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi gắn với tư vấn, chứng nhận sản phẩm an toàn kết hợp xây dựng hệ thống điện tử truy xuất nguồn góc sử dụng mã QR; xây dựng nhãn hiệu tập thể, xây dựng phát triển thương hiệu và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, HTX; Hỗ trợ các sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh theo Quyết định số 101/QĐ-UBND tham gia sàn giao dịch điện tử của tỉnh và các sàn giao dịch thương mai điện tử khác, nhằm phát triển thị trường phân phối hàng hóa ra ngoài tỉnh.

 

Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, vận động gắn với hỗ trợ chính sách xây dựng các mô hình KTTT, HTX do phụ nữ tham gia quản lý luôn được các cấp, các ngành quan tâm. Đồng thời, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong công tác lãnh đạo điều hành, giúp hội viên tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Mặt khác, huy động tiềm năng để chị em tham gia đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình và phong trào cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới.

 

Description: E:\BAI VIET, CONG TAC\HINH MINH HOA\2025\thoa\z6195968930111_826cf65a5c41ff9c1460006bac41d6dd.jpg

Nhiều HTX đã phát huy hiệu quả tích cực, giúp hội viên tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

 

Hiện nay, toàn tỉnh có 537 HTX trong đó có 29 HTX có nữ tham gia quản lý, điều hành với hàng nghìn thanh viên. Một số HTX có trên 90% là hội viên Hội phụ nữ tham gia làm thành viên. Mô hình HTX do phụ nữ làm chủ sau khi được “tiếp sức chính sách” như: tập huấn kỹ thuật, vốn, thiết bị... đã không ngừng được mở rộng, phát triển trong thời gian qua. Sự phát triển của các HTX đã khơi dậy tiềm năng, mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; sản xuất hàng hóa; thúc đẩy áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần giúp phụ nữ mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Điển hình có HTX Phụ nữ Cỏ Bàng Phú Mỹ (Giang Thành); HTX dịch vụ nông nghiệp Hiểu Phát (Vĩnh Thuận); HTX thủ công Mỹ Nghệ Thuận Phát (Gò Quao)...

 

Mặc dù các mô này hình mới hình thành không lâu nhưng lợi ích kinh tế mang lại cho chị em phụ nữ rất đáng kể. Một trong những hiệu quả đó là sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, tạo việc làm, tăng thu nhập; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa trong nông nghiệp và nông thôn. Đồng hành cùng với chị em trong phong trào phát triển KTTT, thời gian qua các cấp hội phụ nữ phối hợp với cơ quan có liên quan đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, để chị em nhận thức đúng, đầy đủ hơn về KTTT và giá trị to lớn của sự hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, dần thay đổi tư duy trong sản xuất, kinh doanh chuyển từ manh mún, nhỏ lẻ, tự phát sang tư duy KTTT, HTX. Đồng thời, tích cực triển khai các phong trào do phụ nữ phát động, huy động mọi nguồn lực hỗ trợ vốn, tư liệu sản xuất kinh doanh, góp phần phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển KTTT, HTX.

 

Để thực hiện hiệu quả chính sách phát triển KTTT, HTX do phụ nữ tham gia quản lý trong thời gian tới cần đẩy mạnh một số giải pháp như sau:

 

Một là, đồng bộ và cụ thể hóa các văn bản, Luật liên quan đến phát triển KTTT như đất đai, thuế, tín dụng,... Hoàn thiện các quy định pháp luật về HTX, bổ sung các chính sách ưu đãi thích hợp đối với HTX, khuyến khích phát triển HTX do phụ nữ tham gia quản lý.

 

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò của KTTT, HTX; xây dựng và phát triển các HTX kiểu mới do phụ nữ tham gia quản lý gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa, trong đó HTX đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức sản xuất, chế biến và liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ hàng hóa cho hội viên.

 

Ba là, phát triển THT phụ nữ sản xuất trên nhiều lĩnh vực, đa dạng ngành nghề, nâng dần thành HTX; phát triển HTX gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của địa phương, trên cơ sở liên kết hộ sản xuất với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ hàng hóa, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường.

 

Bốn là, có chính sách ưu tiên đối với các tổ chức KTTT, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn do phụ nữ tham gia quản lý.

 

Năm là, tư vấn, hướng dẫn các HTX do phụ nữ tham gia quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

 

Sáu là, đẩy mạnh công tác hỗ trợ để nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực; hỗ trợ các HTX do phụ nữ quản lý tích cực tham gia các chương trình phát triển HTX của Trung ương và địa phương, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của đơn vị.

','attack':''}

Liên minh hợp tác xã Kiên Giang

Hoạt động chung Liên minh HTX

Xem với cỡ chữAA

Những chính sách hỗ trợ phát triển KTTT và giải pháp hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý

(09:29 | 24/04/2025)

Trong những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã tập trung tăng cường triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển KTTT, HTX. Ngày 05/02/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 330/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, có chính sách hỗ trợ vốn; mời gọi doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực...

 

Description: E:\BAI VIET, CONG TAC\HINH MINH HOA\2024\lop phụ nu\z5985427349419_863ea3d3a58cc376ecacbdd6a4d8550d.jpg

Hội phụ nữ tỉnh tổ chức tập huấn hỗ trợ hội viên phát triển KTTT, HTX trên địa bàn huyện Châu Thành

 

Mục tiêu của các chủ trương, chính sách này là nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, nhận thức của toàn dân về KTTT, HTX. Đồng thời, tăng cường năng lực của các tổ chức KTTT, HTX; phát huy hơn nữa vai trò liên kết, hợp tác, hỗ trợ thành viên và cộng đồng khu vực; tăng cường năng lực cạnh tranh của kinh tế hộ gia đình, đặc biệt là kinh tế hộ nông dân trong điều kiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

 

Theo nội dung Chương trình, tỉnh ta đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ KTTT, HTX nói chung và các mô hình HTX do phụ nữ tham gia quản lý nói riêng đạt được nhiều kết quả khả quan như:

 

- Chính sách hỗ trợ thành lập mới, sáp nhập, hợp nhất, chia tách HTX: Ở nội dung này thì người dân được cung cấp thông tin, tư vấn, tập huấn, phổ biến quy định pháp luật về KTTT, HTX; Hỗ trợ, tư vấn xây dựng hoặc sửa đổi điều lệ; hướng dẫn và thực hiện các thủ tục sắp xếp, củng cố lại tổ chức, hoạt động của tổ chức KTTT, HTX cho phù hợp với các quy định hiện hành.

 

- Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Ở nội dung này tỉnh hỗ trợ nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực KTTT thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Đối tượng hỗ trợ là thành viên, người lao động đang làm công tác quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của các tổ chức KTTT; công chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về KTTT tại các sở, ngành, địa phương...

 

- Chính sách hỗ trợ tín dụng: Ở nội dung này thì HTX thành lập mới hoặc có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh được ưu tiên vay vốn từ Hội đồng thẩm định cấp tỉnh: Mức hỗ trợ vay vốn không quá 2 tỷ đồng/HTX/dự án. Trong đó, vốn đối ứng cùa HTX phải có tối thiểu là 20%, thời gian vay vốn tối đa là 5 năm và hỗ trợ lãi suất vay trong 3 năm (Hỗ trợ 100% lãi suất cho 02 năm đầu, hỗ trợ lãi suất 50% lãi suất cho năm thứ 3).

 

- Chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm: Ở nội dung này, hỗ trợ xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho, xưởng sơ chế, chế biến, điện, nước sinh hoạt, chợ, công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, cửa hàng vật tư nông nghiệp, giao thông nội đồng phục vụ sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng thành viên HTX trên cơ sở các dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiện tại, dự kiến sẽ hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và trang thiết bị chế biến sản phẩm cho 4 HTX từ nguồn kinh phí nhà nước vốn đầu tư là 15 tỷ 080 triệu đồng.

 

- Chính sách hỗ trợ liên kết: Xây dựng dự án liên kết chuổi giá trị sản phẩm nông nghiệp dựa trên liên kết giữa doanh nghiệp với HTX. Số lượng dự án liên kết mỗi năm 15 dự án, mỗi dự án không quá 1 tỷ đồng. Hỗ trợ đối với các nội dung liên kết về: Xây dựng và triển khai thực hiện các hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp, HTX. Tùy theo điều kiện cụ thể để xác đinh các nội dung hợp tác, liên kết như: liên kết trong cung ứng vật tư, giống, vốn, phân bón, đầu tư hạ tầng phục vụ liên kết như kho bãi, cơ sở chế biến, hệ thống tưới tiêu,…liên kết tiêu thụ sản phẩm; Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp, HTX tham gia thực hiện; Xây dựng mới hoặc hỗ trợ củng cố năng lực quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng áp dụng tiến bộ kỷ thuật: các quy trình sản xuất an toàn (GAP) cho doanh nghiệp HTX tham gia thực hiện mô hình liên kết theo chuổi giá trị; Xây dựng mô hình khuyến nông, cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi gắn với tư vấn, chứng nhận sản phẩm an toàn kết hợp xây dựng hệ thống điện tử truy xuất nguồn góc sử dụng mã QR; xây dựng nhãn hiệu tập thể, xây dựng phát triển thương hiệu và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, HTX; Hỗ trợ các sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh theo Quyết định số 101/QĐ-UBND tham gia sàn giao dịch điện tử của tỉnh và các sàn giao dịch thương mai điện tử khác, nhằm phát triển thị trường phân phối hàng hóa ra ngoài tỉnh.

 

Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, vận động gắn với hỗ trợ chính sách xây dựng các mô hình KTTT, HTX do phụ nữ tham gia quản lý luôn được các cấp, các ngành quan tâm. Đồng thời, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong công tác lãnh đạo điều hành, giúp hội viên tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Mặt khác, huy động tiềm năng để chị em tham gia đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình và phong trào cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới.

 

Description: E:\BAI VIET, CONG TAC\HINH MINH HOA\2025\thoa\z6195968930111_826cf65a5c41ff9c1460006bac41d6dd.jpg

Nhiều HTX đã phát huy hiệu quả tích cực, giúp hội viên tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

 

Hiện nay, toàn tỉnh có 537 HTX trong đó có 29 HTX có nữ tham gia quản lý, điều hành với hàng nghìn thanh viên. Một số HTX có trên 90% là hội viên Hội phụ nữ tham gia làm thành viên. Mô hình HTX do phụ nữ làm chủ sau khi được “tiếp sức chính sách” như: tập huấn kỹ thuật, vốn, thiết bị... đã không ngừng được mở rộng, phát triển trong thời gian qua. Sự phát triển của các HTX đã khơi dậy tiềm năng, mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; sản xuất hàng hóa; thúc đẩy áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần giúp phụ nữ mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Điển hình có HTX Phụ nữ Cỏ Bàng Phú Mỹ (Giang Thành); HTX dịch vụ nông nghiệp Hiểu Phát (Vĩnh Thuận); HTX thủ công Mỹ Nghệ Thuận Phát (Gò Quao)...

 

Mặc dù các mô này hình mới hình thành không lâu nhưng lợi ích kinh tế mang lại cho chị em phụ nữ rất đáng kể. Một trong những hiệu quả đó là sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, tạo việc làm, tăng thu nhập; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa trong nông nghiệp và nông thôn. Đồng hành cùng với chị em trong phong trào phát triển KTTT, thời gian qua các cấp hội phụ nữ phối hợp với cơ quan có liên quan đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, để chị em nhận thức đúng, đầy đủ hơn về KTTT và giá trị to lớn của sự hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, dần thay đổi tư duy trong sản xuất, kinh doanh chuyển từ manh mún, nhỏ lẻ, tự phát sang tư duy KTTT, HTX. Đồng thời, tích cực triển khai các phong trào do phụ nữ phát động, huy động mọi nguồn lực hỗ trợ vốn, tư liệu sản xuất kinh doanh, góp phần phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển KTTT, HTX.

 

Để thực hiện hiệu quả chính sách phát triển KTTT, HTX do phụ nữ tham gia quản lý trong thời gian tới cần đẩy mạnh một số giải pháp như sau:

 

Một là, đồng bộ và cụ thể hóa các văn bản, Luật liên quan đến phát triển KTTT như đất đai, thuế, tín dụng,... Hoàn thiện các quy định pháp luật về HTX, bổ sung các chính sách ưu đãi thích hợp đối với HTX, khuyến khích phát triển HTX do phụ nữ tham gia quản lý.

 

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò của KTTT, HTX; xây dựng và phát triển các HTX kiểu mới do phụ nữ tham gia quản lý gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa, trong đó HTX đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức sản xuất, chế biến và liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ hàng hóa cho hội viên.

 

Ba là, phát triển THT phụ nữ sản xuất trên nhiều lĩnh vực, đa dạng ngành nghề, nâng dần thành HTX; phát triển HTX gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của địa phương, trên cơ sở liên kết hộ sản xuất với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ hàng hóa, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường.

 

Bốn là, có chính sách ưu tiên đối với các tổ chức KTTT, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn do phụ nữ tham gia quản lý.

 

Năm là, tư vấn, hướng dẫn các HTX do phụ nữ tham gia quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

 

Sáu là, đẩy mạnh công tác hỗ trợ để nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực; hỗ trợ các HTX do phụ nữ quản lý tích cực tham gia các chương trình phát triển HTX của Trung ương và địa phương, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Bài và Ảnh: TT
EMC Đã kết nối EMC