Liên minh hợp tác xã Kiên Giang

Điểm tin

Xem với cỡ chữAA

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh *

(08:41 | 24/02/2025)

Năm 2023, tỉnh Kiên Giang được Thanh tra Chính phủ đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đạt 63,32/100 điểm theo Công văn số 2629/TTCP- C.IV ngày 18 tháng 12 năm 2024 của Thanh tra Chính phủ. Kết quả đánh giá của Thanh tra Chính phủ cho thấy Ủy ban nhân dân tỉnh cụ thể hóa đầy đủ, kịp thời toàn bộ văn bản chỉ đạo của Trung ương và của Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo tỉnh để tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) trên địa bàn tỉnh. Căn cứ chương trình, kế hoạch công tác PCTNTC của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh và UBND huyện, thành phố ban hành kế hoạch cụ thể hóa thực hiện công tác PCTNTC đạt nhiều kết quả tích cực như: Quan tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có hành vi tiêu cực, tham nhũng; tích cực tuyên truyền pháp luật PCTNTC đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, góp phần nâng lên về nhận thức, thực hiện có hiệu quả công tác PCTNTC theo kế hoạch đề ra.

 

Tuy nhiên, quá trình thực hiện pháp luật PCTNTC còn một số hạn chế nhất định như: Việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác chưa đạt kế hoạch đề ra; việc xử lý các trường hợp vi phạm quy định về xung đột lợi ích chưa nghiêm; công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước còn hạn chế; việc kê khai tài sản, thu nhập còn nhiều sai sót và việc xử lý vi phạm chưa nghiêm; một số đơn vị chưa thực hiện nghiêm việc xử lý người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng, tiêu cực xảy ra trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch UBND các cấp có thông báo lịch tiếp công dân, trường hợp không có công dân đến nhưng không lập biên bản chứng minh việc không có công dân đến; không phát sinh kiến nghị, phản ánh về tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; số vụ án tham nhũng được khởi tố điều tra/tổng số vụ việc tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị điều tra tham nhũng còn thấp; số người cơ quan điều tra đề nghị truy tố về hành vi tham nhũng/tổng số người bị cơ quan điều tra khởi tố trong các vụ án liên quan tham nhũng còn thấp; tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực đạt thấp.

 

Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác PCTNTC trên địa bàn tỉnh; chấn chỉnh, khắc phục triệt để những tồn tại, hạn chế qua kết quả đánh giá công tác PCTN năm 2023 của Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh tổ chức thực hiện nghiêm các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là những nhiệm vụ trọng tâm sau:

 

1. Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo kế hoạch và đúng quy định của pháp luật. Quá trình thực hiện, tùy tình hình thực tế, có thể chọn phương thức chuyển đổi phù hợp theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật PCTN để không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị mình.

 

2. Thực hiện nghiêm các quy định xung đột lợi ích theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN.

 

3. Xây dựng, ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ; thực hiện và công khai kết quả thực hiện quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời hàng năm phải tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhằm phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng.

 

4. Chỉ đạo tăng cường công tác hướng dẫn, đôn đốc việc kê khai, tiếp nhận bản kê khai tài sản thu nhập; đồng thời chỉ đạo nâng cao tinh thần trách nhiệm của người có nghĩa vụ kê khai (đã được hướng dẫn tại Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị).

 

5. Thực hiện nghiêm việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào mức độ của vụ việc tha m nhũng; kỷ luật đảng phải đồng thời với kỷ luật về hành chính theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.

 

6. Giám đốc các sở, ngành, UBND các cấp có thông báo lịch tiếp công dân định kỳ nhưng trường hợp không có công dân đến phải lập biên bản chứng minh việc không có công dân đến.

 

7. Việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh về tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc: Phối hợp với các ngành chuyên môn tăng cường tuyên truyền pháp luật PCTNTC để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào công tác này.

 

8. Khắc phục tình trạng số lượng án tham nhũng được khởi tố điều tra/Tổng số vụ việc tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị điều tra tham nhũng còn thấp; số người cơ quan điều tra đề nghị truy tố về hành vi tham nhũng/Tổng số người bị cơ quan điều tra khởi tố trong các vụ án liên quan tham nhũng còn thấp và phấn đấu nâng cao tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.

 

9. Cung cấp đầy đủ tài liệu minh chứng cho kết quả thực hiện từng nội dung hoạt động của cơ quan, đơn vị./.

Thùy Trang
EMC Đã kết nối EMC