(10:26 | 01/08/2019)
Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn có vai trò đặc biệt đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn vì không chỉ là nơi tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn góp phần vào công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu nông nghiệp nước nhà theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Để phát huy được vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp,nông thôn, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 236/2019/NQ-HĐND ngày 26/7/2019 Quy định chính sách hỗ trợ tín dụng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
(14:44 | 26/07/2019)
Ủy ban nhân dân tỉnh có Quyết định số 101/QĐ-UBND, ngày 17-1-2019 về ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Có 16 sản phẩm nông nghiệp được xác định là chủ lực, thế mạnh, có ưu thế cạnh tranh và xuất khẩu gồm lúa, tôm, tiêu, chuối, khóm, sò huyết, cua biển… Trong bối cảnh tỉnh đang tập trung, ưu tiên phát triển nông nghiệp chất lượng cao, việc phát triển các sản phẩm chủ lực là hướng đi mang tính dài hạn, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là trực tiếp giúp nông dân làm giàu bền vững.
(09:34 | 18/07/2019)
Vĩnh Phú là xã vùng sâu vùng xa của huyện Giồng Riềng, có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, với trên 4.300 hộ trong toàn xã, chiếm gần 62%. Xã Vĩnh Phú được chia tách từ xã Vĩnh Thạnh (Tháng10/2005), được xem là một trong những xã khó khăn nhất của huyện Giồng Riềng (tỷ lệ hộ nghèo chiếm 38,29%). Nguyên nhân một phần do canh tác còn lạc hậu, một bộ phận người dân tộc vẫn còn mê tín dị đoan, nhất là đường giao thông nông thôn đi lại nối các các ấp chưa được đầu tư. Trong những năm gần đây, bằng những bước đi cụ thể, Đảng bộ, chính quyền xã Vĩnh Phú đã tập trung xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho bà con dân tộc ở địa phương, nhờ đó đời sống của bà con từng bước được cải thiện. Nhất là việc chú trọng đến phát triển kinh tế tập thể, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, trên tinh thần đó Hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Phú được thành lập.
(16:19 | 12/07/2019)
Sau vụ Đông - Xuân giá lúa rơi xuống đáy, hạt lúa tỉnh Kiên Giang một lần nữa phải long đong khi sắp vào vụ thu hoạch mới. Người nông dân giờ đây lại rơi vào tình cảnh đứng ngồi không yên như ngồi trên đống lửa. Nhiều giải pháp giải cứu được bàn thảo từ vụ sản xuất trước. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là giải pháp căn cơ và bền vững cho vùng lúa trọng điểm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
(08:52 | 01/07/2019)
Giá bán lúa nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đang dưới giá thành sản xuất dù chưa đến chính vụ thu hoạch lúa Hè - Thu, khiến nông dân rơi vào tình cảnh khó khăn.
(15:00 | 25/06/2019)
(10:01 | 25/06/2019)
Sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP, ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu, nông nghiệp tỉnh Kiên Giang với hai thế mạnh kinh tế chủ lực là lúa và thủy sản tập trung sản xuất theo hướng an toàn, bền vững, hiệu quả.
(10:20 | 21/06/2019)
Hợp tác xã nông nghiệp Thuận Lợi, ấp Đường Lác, xã Ngọc Thuận, huyện Giồng Riềng được thành lập ngày 21 tháng 9 năm 2007 và được chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012 vào ngày 25 tháng 5 năm 2015.
(18:23 | 05/06/2019)
Năm 2017, Công ty TNHH Sinh học tự nhiên Phú Quốc (Kiên Giang) đầu tư cho 12 hộ dân ở 2 xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc và Vĩnh Hòa Hưng Nam, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang trồng 11,5 ha hồ tiêu theo quy trình hữu cơ. Tổ hợp tác trồng hồ tiêu hữu cơ này vừa được 3 cơ quan chức năng uy tín thế giới của Mỹ, Châu Âu và Nhật cấp chứng nhận sản phẩm hữu cơ.
(06:56 | 30/05/2019)
Kiên Giang hiện có 365 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đang hoạt động, với 32.613 thành viên; tổng số vốn điều lệ hơn 45 tỷ đồng. Cùng với các thành phần kinh tế khác, HTX nông nghiệp đã và đang đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh.