Liên minh hợp tác xã Kiên Giang

Nông nghiệp

  • Vai trò của Liên minh HTX tỉnh Kiên Giang trong liên kết, giới thiệu bao tiêu nông sản cho HTX nông nghiệp

    (15:53 | 16/10/2019)

  • HTX SX - DV nông nghiệp Kênh 10 phát triển trồng Khoai trắng Mộng Linh

    (09:00 | 01/10/2019)

    HTX DV nông nghiệp Kênh 10, ấp Minh An, xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng; HTX chuyên trồng và cung cấp nguồn hàng ổn định cho các chợ đầu mối Bình Điền và chợ đầu mối nông sản Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh.

  • Ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất lúa

    (10:42 | 25/09/2019)

    Ứng dụng công nghệ 4.0 vào quy trình Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) giúp nông dân quản lý tốt đồng ruộng, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

  • Thay thế cán bộ trẻ trong hợp tác xã nông nghiệp: Không phải chuyện một sớm một chiều

    (20:42 | 22/08/2019)

  • Những vấn đề cần quan tâm để phát triển nông nghiệp tỉnh Kiên Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu

    (16:19 | 17/08/2019)

    Tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, hoạt động sản xuất nông, ngư nghiệp và đời sống của hàng triệu người dân của tỉnh Kiên Giang -  vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp, thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long, nhất là nông dân, ngư dân. Điều đó đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới trong hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp của tỉnh.

  • Điểm sáng kinh tế tập thể tại xã anh hùng

    (13:58 | 13/08/2019)

    Trải qua hai cuộc kháng chiến, Hòa Thuận là cái nôi Cách mạng của tỉnh Kiên Giang và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Nơi đây đã ghi vào những trang vàng lịch sử đấu tranh của dân tộc với những chiến thắng anh dũng, vang dội. Và, trên mảnh đất anh hùng đã sinh ra những người con anh hùng như: Lê Quang Tuân, chị Mười Mẫn, chị Tư Bốn. Với những chiến công lẫy lừng ấy, ngay sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, ngày 14/10/1976, chính quyền và quân dân xã Hòa Thuận được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (xã Anh hùng đầu tiên của huyện Giồng Riềng). Tuy nhiên, kinh tế chủ lực của xã vẫn dựa vào nông nghiệp, cùng với địa bàn có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nên hiện xã Hòa Thuận vẫn còn 333/3.420 hộ nghèo. Vượt qua những khó khăn, thử thách kinh tế xã Hòa Thuận trong những năm gần đây có nhiều khởi sắc nhất là lĩnh vực kinh tế tập thể, được xem là địa phương thành công với nhiều mô hình hợp tác xã làm ăn có hiệu quả, trong đó, phải kể đến Hợp tác xã nông nghiệp Xẻo Cui.

  • Phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu

    (07:50 | 05/08/2019)

       Biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp gây ra các hiện thời tiết cực đoan ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua, điều này đã dẫn đến những bất lợi cho người nông dân, vì vậy đòi hỏi người nông dân phải có những biện pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu; tuy nhiên với một cá nhân thì việc thực hiện gặp nhiều khó khăn, hiệu quả không cao mà cần có sự hợp tác phối hợp thực hiện của một tổ chức, một cộng đồng, vì vậy vai trò của hợp tác xã (HTX) là rất quan trọng cần được phát huy nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và góp phần thực hiện Chương trình Hành động thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) ứng phó với biến đổi khí hậu.

  • Hỗ trợ tín dụng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

    (10:26 | 01/08/2019)

    Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn có vai trò đặc biệt đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn vì không chỉ là nơi tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn góp phần vào công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu nông nghiệp nước nhà theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Để phát huy được vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp,nông thôn, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số  236/2019/NQ-HĐND ngày 26/7/2019 Quy định chính sách hỗ trợ tín dụng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

  • Thúc đẩy phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh

    (14:44 | 26/07/2019)

    Ủy ban nhân dân tỉnh có Quyết định số 101/QĐ-UBND, ngày 17-1-2019 về ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Có 16 sản phẩm nông nghiệp được xác định là chủ lực, thế mạnh, có ưu thế cạnh tranh và xuất khẩu gồm lúa, tôm, tiêu, chuối, khóm, sò huyết, cua biển…  Trong bối cảnh tỉnh đang tập trung, ưu tiên phát triển nông nghiệp chất lượng cao, việc phát triển các sản phẩm chủ lực là hướng đi mang tính dài hạn, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là trực tiếp giúp nông dân làm giàu bền vững.

  • Hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Phú chuyển mình từ vùng quê nghèo

    (09:34 | 18/07/2019)

    Vĩnh Phú là xã vùng sâu vùng xa của huyện Giồng Riềng, có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, với trên 4.300 hộ trong toàn xã, chiếm gần 62%. Xã Vĩnh Phú được chia tách từ xã Vĩnh Thạnh (Tháng10/2005), được xem là một trong những xã khó khăn nhất của huyện Giồng Riềng (tỷ lệ hộ nghèo chiếm 38,29%). Nguyên nhân một phần do canh tác còn lạc hậu, một bộ phận người dân tộc vẫn còn mê tín dị đoan, nhất là đường giao thông nông thôn đi lại nối các các ấp chưa được đầu tư. Trong những năm gần đây, bằng những bước đi cụ thể, Đảng bộ, chính quyền xã Vĩnh Phú đã tập trung xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho bà con dân tộc ở địa phương, nhờ đó đời sống của bà con từng bước được cải thiện. Nhất là việc chú trọng đến phát triển kinh tế tập thể, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, trên tinh thần đó Hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Phú được thành lập.