Để kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển ?
(09:51 | 06/03/2023)

Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, hợp tác xã là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, để làm được điều đó, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, Liên minh hợp tác xã và các tổ chức đại diện phối hợp chặt chẽ trong việc tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia.…

 

 

UBND huyện Châu Thành thăm và chúc Tết HTX năm 2022

 

Thực tế vấn đề phát triển kinh tế tập thể (KTTT) ở tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua, nhờ có sự hướng dẫn, hỗ trợ của chính quyền địa phương, các HTX cũng đã thể hiện được nhiều nổi bật. Điển hình như: Lĩnh vực nông - thuỷ sản có Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Tân Hưng, xã Giục Tượng và HTX Nông nghiệp Tân Thành Công, xã Vĩnh Hoà Hiệp, huyện Châu Thành, đã sáng tạo trong thực hiện hình thức thuê chung, mua chung,bán chung thông qua đấu thầu để có sản phẩm, dịch vụ, khách hàng và giá cả tốt nhất, làm lợi cho các thành viên từ 2,5 đến 3,2 triệu đồng/ha/vụ; Lĩnh vực công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp có HTX Cỏ Bàng Phú Mỹ, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, là huyện biên giới với gần 100% thành viên là đồng bào dân tộc Khmer. Đã khôi phục và phát triển nghề truyền thống làm hàng thủ công mỹ nghệ từ cỏ bàng tại địa phương, tạo việc làm, giúp thành viên thu nhập từ 03 đến 05 triệu đồng/tháng; Lĩnh vực giao thông vận tải có HTX Vận tải thuỷ bộ Rạch Giá, với mô hình hỗ trợ thành viên về thủ tục hành chính, thuế và quản lý bến bãi, mở nhiều luồng, tuyến, tạo việc làm cho thành viên và người lao động. Năm 2001, HTX chỉ có gần 100 phương tiện, đến nay tăng lên 1.300 phương tiện. Bên canh đó, một số mô hình hợp tác xã thành công theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, tạo hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho thành viên và nông dân như: HTX Thành Đạt, xã An Sơn, huyện Kiên Hải nuôi cá lồng kết hợp với du lịch sinh thái, cung ứng dịch vụ giải trí, ăn uống tại nhà lồng nuôi cá, đã tạo được việc làm tại chỗ cho thành viên; HTX Tân Huy Hoàng, thành phố Hà Tiên nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đảm nhiệm nhiều khâu trong chuỗi giá trị, từ sản xuất cho đến tiêu thụ; HTX Thanh niên Phú Hoà, xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp xây dựng chuỗi giá trị về sản xuất lúa hữu cơ.

 

Description: D:\PERSONAL\BAI VIET TRANG WEB CQ\HINH\z3769072332694_0b41118d2449a87a0c603c611653cbcb (1).jpg

Lãnh đạo Đảng uỷ, UBND xã Thạnh Lộc, Giồng Riềng dự hội nghị HTX

 

Các HTX tham gia xây dựng nông thôn mới thông qua thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng kết nối để tiến tới phát triển ổn định và bền vững. HTX còn đóng vai trò quan trọng khi tham gia vào quy hoạch sử dụng đất và các hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, nhất là việc xây dựng cánh đồng lớn, hình thành vùng sản xuất sản phẩm chủ lực tập trung; tham gia đóng góp quy hoạch, xây dựng hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, tăng cường năng lực phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Hoạt động của các HTX còn góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; thành viên của các HTX không chỉ hợp tác thụ hưởng lợi ích kinh tế mà còn thụ hưởng các chính sách phát triển văn hóa - xã hội trong cộng đồng; được tham gia các hoạt động phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, hoạt động văn hóa, qua đó giúp cho các thành viên có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn được cải thiện, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng tình làng, nghĩa xóm gắn kết, đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương.

Thông qua các quỹ phúc lợi, các HTX đã thực hiện hỗ trợ con giống, vật tư giúp cho các thành viên có điều kiện khó khăn tái đầu tư sản xuất. Đồng thời tham gia đóng góp vào quỹ an sinh xã hội của địa phương, giúp đỡ nhau thoát nghèo. Trong tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các HTX đã cùng với chính quyền xây dựng và phát triển các sản phẩm tiềm năng, chủ lực, có lợi thế so sánh của địa phương. Góp phần tạo công ăn việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống thành viên và người lao động khu vực KTTT.

Tuy nhiên, KTTT của tỉnh vẫn còn bộ lộ nhiều hạn chế như: Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về tổ chức và hoạt động của các mô hình HTX kiểu mới một số nơi còn chưa thường xuyên; một bộ phận đảng viên, cán bộ, công chức, viên chứcnhân dân chưa thấy hết vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của KTTT, HTX trong phát triển kinh tế - xã hội; tâm lý e ngại đối với HTX kiểu cũ vẫn còn ảnh hưởng nặng nề; phương thức sản xuất tự do, nhỏ lẻ đã trở thành thói quen trong tư duy của người dân, trong khi HTX kiểu mới chưa thực sự trở thành mô hình phổ biến, đủ sức cuốn hút, huy động được sự tham gia của thành viên vào các hoạt động của HTX; một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với khu vực KTTT, HTX triển khai thực hiện còn chậm, hiệu quả chưa cao. Việc tháo gỡ khó khăn về vốn, đất đai xây dựng trụ sở và cơ sở sản xuất chế biến của HTX chưa được quan tâm giải quyết kịp thời; chính sách hỗ trợ các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu thực tế về đổi mới, phát triển. Việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đất đai mở rộng nhà xưởng, hạng mục công trình của HTX còn gặp khó khăn. Hồ sơ, thủ tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ HTX còn rườm rà, số HTX được thụ hưởng chính sách chưa nhiều.

Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước đối với KTTT, HTX có mặt còn hạn chế, nhất là trong công tác thống kê, cập nhật thông tin, tình hình hoạt động. Một số địa phương vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý, thiếu quan tâm, định hướng, tạo điều kiện cho KTTT, HTX phát triển. Bộ máy quản lý Nhà nước về KTTT, HTX chưa được quan tâm kiện toàn. Đội ngũ cán bộ quản đa phần là kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn còn hạn chế, thiếu thực tế, nên việc tham mưu thực hiện công tác hiệu quả chưa cao. Một số cấp ủy chưa quan tâm đúng mức trong chỉ đạo phát triển KTTT, chưa thấy rõ vai trò của KTTT, HTX trong việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có mặt chưa chặt chẽ.

Như vậy, để KTTT, HTX phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới, chính quyền địa phương cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tập trung phát triển HTX phải đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc của Luật Hợp tác xã năm 2012, trong đó có nguyên tắc về bảo đảm quản lý của Nhà nước đối với HTX. Bảo đảm môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng giữa HTX với các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác.

Thứ hai, cần tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về HTX trong phạm vi được phân cấp như: ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về HTX và văn bản pháp luật có liên quan. Xây dựng bộ máy và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX; tổ chức và hướng dẫn đăng ký HTX; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với HTX; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của HTX của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật. Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và không can thiệp vào hoạt động hợp pháp của HTX.

Thứ ba, phối hợp triển khai các chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển HTX, giúp HTX có động lực để hoạt động có hiệu quả. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đã có nhiều chính sách được ban hành và triển khai để hỗ trợ cho HTX như: chính sách hỗ trợ thành lập mới, sáp nhập, chia tách HTX (theo Quyết định số 93/2021/QĐ-UBND ngày 29/4/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết 337/NQ-HĐND, ngày 22/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp giai đoạn 2020-2025); chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, tiêu thụ sản phẩm cho HTX (theo Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 24/1/2022 của UBND tỉnh Kiên Giang về thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX tỉnh Kiên Giang năm 2022); chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho HTX (theo Kế hoạch số 135/KH/UBND ngày 15/7/2021 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả giai đoạn 2021-2025)

Thứ tư, phát triển HTX gắn với mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị bền vững. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, chính quyền địa phương cần phải phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương… Cụ thể, phối hợp triển khai hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Triển khai các chương trình, đề án trọng điểm của ngành nông nghiệp như: cánh đồng lớn; rau an toàn; chương trình OCOP; chương trình xúc tiến thương mại; chương trình xây dựng chuỗi liên kết và cung ứng trong nông nghiệp;… Trong các mô hình liên kết này, thành viên, hộ nông dân đóng vai trò sản xuất, HTX đóng vai trò thu gom, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tập trung vào các sản phẩm có thế mạnh của địa phương./

Bài va ảnh: T.T