Giang Thành: Nỗ lực thúc đẩy kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển
(14:34 | 15/02/2023)

Phát triển kinh tế tập thể (KTTT), Hợp tác xã (HTX) là chủ trương đúng đắn, nhất quán của Đảng, Nhà nước đang được huyện Giang Thành nỗ lực thực hiện. Để tạo động lực phát triển KTTT, HTX, Huyện đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để KTTT, nòng cốt là các HTX hoạt động ngày càng hiệu quả, từng bước khẳng định vai trò, vị trí trong phát triển kinh tế của địa phương.

Năm 2022, Huyện phối hợp với Liên minh HTX mở 01 lớp tập huấn kiến thức về KTTT, chương trình OCOP cho 46 lượt cán bộ xã, ấp; Phối hợp UBND các xã tổ chức 12 cuộc tập huấn, tuyên truyền chính sách, pháp luật về KTTT, HTX cho 320 lượt cán bộ và nhân dân trên địa bàn tham dự. Ngành nông nghiệp phối hợp với các UBND các xã, đoàn thể xã tổ chức 148 cuộc tập huấn, hội thảo và lồng ghép triển khai các chính sách, các văn bản liên quan đến KTTT, HTX cho 4.098 lượt cán bộ, nhân dân và các thành viên HTX, THT trên địa bàn các xã tham dự. Đồng thời, lập danh sách đăng ký nhu cầu đào tạo “Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp” giai đoạn 2021-2025.

 

Thời gian qua Huyện đã xuất hiện nhiều HTX hoạt động hiệu quả

 

Phối hợp với Chi cục Trồng trọt và BVTV tổ chức khảo sát các HTX, THT sản xuất lúa theo cánh đồng lớn vụ lúa Hè thu, Thu đông vận động đăng ký cấp mã vùng trồng được 12 mã vùng (cây lúa 10 mã, cây ăn trái 02 mã).

Chỉ đạo ngành nông nghiệp, UBND các xã tập trung triển khai tại các HTX, THT thực hiện các mô hình, dự án: mô hình lúa – tôm với diện tích 154ha; mô hình sạ cụm, sạ hàng với diện tích 1.139ha; san phẳng mặt ruộng 107ha; máy bay phun xịt thuốc BVTV với 15 máy; máy móc thiết bị phục vụ sản xuất lúa với 36 máy; sản xuất lúa theo cánh đồng lớn được 96 cánh đồng với tổng diện tích 8.684ha; hỗ trợ các mô hình tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, mô hình trồng màu (sen), mô hình nuôi chồn hương, dúi được, mô hình thụ tinh nhân tạo, hỗ trợ công trình khí sinh học xử lý chất thải trong chăn nuôi (hầm Biogas).… với tổng kinh phí gần 17 tỷ đồng từ nguồn vốn nghị định 35/2015/NĐ-CP; vốn sự nghiệp nông – lâm – thủy lợi, vốn nông thôn mới của tỉnh và huyện.

Phối hợp hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn ưu đãi theo Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 29/04/2021 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 337/2020/NQ-HĐND ngày 22/07/2020 của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cho HTX Nông nghiệp Tân Thạnh với số tiền vay là 02 tỷ đồng.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mời gọi, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có uy tín đến liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa cho nông dân, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Bản ký kết ghi nhớ hợp tác sản xuất và tiêu thụ lúa giữa UBND huyện với Cty TNHH dịch vụ nông nghiệp Lộc Trời giai đoạn đến năm 2023, nhất là tại các vùng nguyên liệu cánh đồng lớn của các THT,  HTX, qua đó bình quân ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ lúa đạt từ 5.000 – 6.000 ha/vụ. Hỗ trợ cho HTX Phụ nữ Cỏ Bàng Phú Mỹ tham gia hội chợ Hàng thủ công mỹ nghệ bằng hình thức trực tuyến với Thành phố Hà Nội; tham dự hội nghị tọa đàm, tiêu thụ sản phẩm tại TP. Hà Tiên cho sảm phẩm của các HTX thuộc các tỉnh, thành phố Tây Nam Sông Hậu.

Phối hợp với BQL VnSAT tỉnh Kiên Giang, UBND xã Phú Lợi, Tân Khánh Hòa giám sát thi công các công trình hỗ trợ phát triển hạ tầng cho HTX Nông nghiệp Tân Thạnh (xã Tân Khánh Hòa), HTX NNND Cỏ Quen (xã Phú Lợi). Phối hợp UBND các xã bàn giao 06 trạm bơm điện cho các HTX, THT đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất, hoạt động dịch vụ bơm tát.

Qua đó, phối hợp Liên Minh HTX tỉnh, UBND huyện Tân Hiệp, huyện Hòn Đất vận động thành lập mới 01 Liên hiệp HTX Giang Thành, vốn điều lệ 210 triệu đồng, tổng diện tích đất sản xuất 5.982ha, với 07 HTX thành viên tham gia, đang đi vào hoạt động. Thành lập mới 06/05 HTX đạt 120% kế hoạch, với quy mô 1.075ha canh tác, thu hút 173 thành viên tham gia vào HTX, số vốn góp 200 triệu đồng. Các HTX mới thành lập đều tuân thủ đúng Luật HTX năm 2012, có hình thức tổ chức sản xuất và phương án sản xuất kinh doanh phù hợp. Việc thành lập HTX giúp đáp ứng được nhu cầu hợp tác của thành viên trong việc phát triển kinh tế hộ; giúp thành viên nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

 

Huyện Giang Thành vận động thành lập 01 Liên hiệp HTX

 

Hiện toàn huyện có 20 HTX với 3.122ha canh tác, 596 thành viên, tổng vốn điều lệ 1.294 triệu đồng; tăng 06 HTX, 1.361ha, 182 thành viên và 206 triệu đồng vốn điều lệ so với cùng kỳ. Kết quả đánh giá, phân loại sơ bộ chất lượng hoạt động năm 2022 của các HTX (trừ 06 HTX mới thành lập năm 2022) như sau: có 02 HTX xếp loại tốt, 06 HTX xếp loại khá, 06 HTX xếp loại yếu, tỷ lệ HTX hoạt động khá tốt tăng 12,7% so với cùng kỳ, tuy nhiên tỷ lệ hoạt động yếu cũng tăng 9,4% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, toàn huyện có 56 THT với 814 thành viên, diện tích sản xuất 2.947ha, giảm 14 tổ so với cùng kỳ, chủ yếu do các THT hết thời gian hợp đồng hợp tác và một số THT nâng lên thành lập HTX; các THT được củng cố và đang đi vào hoạt động ổn định, nâng cao chất lượng theo hướng phát triển lên HTX trong thời gian tới. Qua đánh giá, phân loại chất lượng năm 2022, kết quả như sau: 01 THT đạt loại giỏi, 34 THT đạt loại khá, 19 THT trung bình, 02 THT yếu kém. 

Hoạt động của các HTX, THT cơ bản đáp ứng được nhu cầu hợp tác, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất, phát huy tốt vai trò là tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, tuy doanh thu và lợi nhuận chưa cao, nhưng thông qua các chính sách hỗ trợ phát triển KTTT đã giúp thành viên tiếp cận được với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chí phí, tăng lợi nhuận trên cùng một diện tích canh tác, gắn với liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm ổn định. Tuy nhiên, các HTX, THT trên địa bàn huyện còn gặp rất nhiều khó khăn: cán bộ quản lý có tâm huyết, nhưng đa số là nông dân lớn tuổi, chưa qua đào tạo, chỉ được bồi dưỡng, tập huấn qua các buổi tập huấn của huyện, xã nên còn hạn chế về trình độ, năng lực và kinh nghiệm quản trị. Hạn chế về cơ sở vật chất, vốn để phát triển, chưa làm tốt công tác tuyên truyền trong nội bộ để thành viên thấy được lợi ích khi tham gia vào các dịch vụ.

Nhìn chung, công tác triển khai, quán triệt, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước, địa phương về phát triển KTTT, HTX được tổ chức kịp thời; nhận thức của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân về KTTT, HTX được nâng lên. Các ngành, đơn vị là thành viên đã tích cực, chủ động tham mưu cho BCĐ về các giải pháp phát triển KTTT, quan tâm tạo điều kiện, giúp các HTX, THT mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, mời gọi các doanh nghiệp có uy tín liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho HTX, THT.

Công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch của cấp trên về KTTT, HTX được quan tâm thực hiện kịp thời; công tác quản lý nhà nước về KTTT, HTX ngày càng được tăng cường, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả.

 

Được các cấp, các ngành quan tâm, hỗ trợ để HTX, THT tiếp tục phát triển

 

Công tác đào tào, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về KTTT, HTX, về năng lực quản trị HTX cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, cán bộ quản lý HTX được chú trọng phối hợp thực hiện thường xuyên; chất lượng công tác tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các HTX ngày càng được nâng lên; công tác củng cố, kiện toàn các HTX hoạt động kém hiệu quả, tuyên truyền, vận động thành lập mới THT, HTX được quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn, đã nâng lên nhận thức và niềm tin của người dân về KTTT. Từ đó, đã góp phần nâng lên về chất lượng hoạt động của các HTX, THT, phát triển HTX vượt kế hoạch đề ra và thành lập được Liên hiệp HTX đầu tiên trên địa bàn tỉnh.

Việc triển khai, tiếp cận các chính sách hỗ trợ phát triển KTTT, HTX được chủ động thực hiện, nhất là đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tiếp cận vốn vay ưu đãi, xây dựng các mô hình, dự án hỗ trợ sản xuất ưu tiên cho lĩnh vực KTTT, HTX với định hướng nâng cao chất lượng hoạt động, củng cố tổ chức HĐQT, BGĐ HTX; giữ mối liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, làm đầu mối thực hiện các dịch vụ sản xuất theo phương án sản xuất kinh doanh, góp phần tăng lợi nhuận của HTX theo từng vụ sản xuất.

Tuy nhiên, qua đánh giá, phân tích chất lượng hoạt động vẫn còn nhiều HTX hoạt động kém hiệu quả; một số HTX hoạt động chỉ dừng ở mức thành lập tổ chức đại diện của nông dân để tiếp cận các chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, hoạt động còn mang tính hình thức; HĐQT, BGĐ HTX chưa định hướng phát triển cho HTX, việc triển khai các dịch vụ theo phương án sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Năng lực tổ chức, điều hành của HĐQT, BGĐ HTX còn hạn chế, việc thuyết phục các thành viên HTX tham các dịch vụ của HTX chưa được quan tâm thực hiện.

Một số HTX hoạt động thiếu tính bền vững, năng lực nội tại vẫn trong tình trạng yếu kém, song việc khắc phục hiệu quả còn thấp, chậm đổi mới hoạt động, nhất là củng cố về nhân sự chủ chốt của HTX, vẫn còn tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của cơ quan Nhà nước; thiếu tính chủ động trong tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Mặc dù số lượng THT trên địa bàn huyện tương đối nhiều nhưng chất lượng hoạt động nhìn chung còn thấp, vốn, tài sản ít, nội dung hoạt động còn đơn điệu, thiếu bền vững.

Công tuyên truyền, vận động, định hướng khu vực, lựa chọn nhân sự, hướng dẫn thành lập các HTX, THT ở những nơi đủ điều kiện có lúc còn chưa chủ động, thường xuyên. Việc phân công cán bộ phụ trách KTTT ở các xã chưa được quan tâm thực hiện. Việc củng cố, kiên toàn, nâng cao chất lượng hoạt động các HTX hoạt động yếu kém chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên.

Công tác phối hợp giữa các ngành trong BCĐ huyện có lúc chưa chặt chẽ, việc hướng dẫn BCĐ các xã, các HTX chưa được quan tâm đúng mức, nhất là hướng dẫn các cách thức quản lý, tổ chức của HĐQT, BGĐ HTX. Công tác báo cáo thuế, tài chính, đánh giá xếp loại chất lượng hoạt động hàng năm của các HTX còn bị động, chưa có sự hướng dẫn cụ thể rõ ràng.

Có lúc, có nơi cấp ủy, chính quyền, từng thành viên BCĐ 02 cấp còn chưa chủ động phát huy hết vai trò, trách nhiệm đối với nhiệm vụ, địa bàn phụ trách, còn trông chờ vào vai trò chủ đạo của cơ quan thường trực, của ngành nông nghiệp; vai trò quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở, của ngành chuyên môn có lúc vẫn chưa phát huy đúng mức, còn chồng chéo, đùn đẩy; điều kiện địa phương còn nhiều khó khăn, các HTX chủ yếu mới thành lập thời gian chưa lâu với quy mô nhỏ và siêu nhỏ, tư tưởng trông chờ, ỷ lại của một bộ phận cán bộ quản trị, thành viên HTX, THT vẫn còn cao nên cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động, hiệu quả kinh tế của HTX, THT.

Năm 2023, Huyện sẽ thành lập mới 05 HTX và 10 THT (mỗi xã 01 HTX và 02 THT) đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định hiện hành; vận động kết nạp thêm từ 01 – 02 HTX trên địa bàn huyện tham gia thành viên Liên hiệp HTX Giang Thành. Duy trì và phát triển các HTX, THT đang hoạt động có hiệu quả; củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng các HTX, THT hoạt động kém hiệu quả.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại; mời gọi, giới thiệu doanh nghiệp với HTX hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ nhãn hiệu tập thể, truy xuất nguồn gốc nông sản, cấp mã số vùng trồng cho các HTX nông nghiệp gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP năm 2023. Nhân rộng mô hình HTX có sự tham gia của doanh nghiệp vào HĐQT, Ban Giám đốc HTX để nâng lên về chất lượng hoạt động của các HTX.

Bài va ảnh: T.T