An Minh: Xây dựng HTX nuôi tôm công nghệ cao, sẽ có hiệu quả cao
(15:31 | 14/11/2019)

An Minh là huyện nằm trong vùng U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang và là huyện phát triển mạnh mô hình sản tôm – lúa lớn nhất với hơn 40.000 ha. Hiện nay, để thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu và hiện tượng nước biển dâng; từ đó việc cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp địa phương là sự cần thiết.

 

 

Kết quả hình ảnh cho huyện an minh mô hình tôm lúa"

Huyện An Minh là huyện phát triển mạnh mô hình sản tôm – lúa (ST)

 

Qua thời gian triển khai thực hiện, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, Chính quyền địa phương và sự nỗ lực phấn đấu của toàn dân trong huyện, tình hình phát triển kinh tế gắn với cơ cấu lại nông nghiệp, nông thôn có những chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong huyện từng bước được nâng lên.

 

Bên cạnh đó, huyện có 6 xã ven biển, với chiều dài bờ biển 37 km, thời gian nước mặn nhiều hơn thời gian nước ngọt tương đượng khoảng 8 tháng mặn 4 tháng nước giảm độ mặn; phù hợp với việc chuyển đổi sang nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tổng diện tích vùng chuyên nuôi thủy sản của các xã là 7.300 ha; những năm qua, nuôi tôm quãng canh năng suất bình quân khoảng 400 kg/ha/năm và có khả năng giảm dần vì môi trường tự nhiên không còn ưu đãi như trước đây.

 

Kết quả hình ảnh cho huyện an minh mô hình tôm lúa"

Nuôi tôm quãng canh năng suất bình quân khoảng 400 kg/ha/năm (ST)

 

Mặt dù, có khó khăn trong nuôi tôm dưới hình thức quãng canh, nhưng địa bàn các xã này rất thuận lợi cho nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; từ năm 2018 đến nay huyện đã thực hiện mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn trên bể tròn lót bạt và ao đất lót bạt được 40 ao, hồ nuôi tôm, diện tích 22 ha, với 20 hộ tham gia thực hiện theo mô hình này, đạt kết quả tốt; song song đó thì hệ thống các cống, đập ven biển đã xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất.

 

Tại Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Vũ Hồng tại buổi làm việc với UBND huyện An Minh. Trong đó, đề nghị sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh hỗ trợ huyện An Minh xây dựng Đề án thành lập Hợp tác xã nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao 2 giai đoạn trên bể tròn, ao đất lót bạt, Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ trong việc thực hiện Đề án này.

 

Việc áp dụng quy trình nuôi tôm thẻ 2 giai đoạn của Đề tài nuôi tôm thẻ chân trắng trên ao lót bạt, đáy tại huyện An Minh năm 2018 cũng đã được sở Khoa học và Công nghệ chứng nhận ngày 20/6/2019. Bố trí theo đúng quy hoạch, thời gian nuôi thuận lợi được 8 tháng/năm, mùa vụ nuôi từ tháng 01 hàng năm. Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến thử nghiệm nuôi siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng 02 giai đoạn trong ao, bể tròn lót bạt nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng hiệu quả kinh tế, sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn, đảm bảo an toàn thực phẩm cung cấp cho thị trường xuất khẩu; tạo được vùng sản xuất ổn định, hợp lý dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn để khai thác hiệu quả tiềm năng của huyện.

 

Kết quả hình ảnh cho huyện an minh nuôi tôm công nghệ cao"

Mặt dù, có khó khăn trong nuôi tôm dưới hình thức quãng canh, nhưng rất thuận lợi cho nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ST)

 

Trước mắt, sẽ xây dựng hợp tác xã nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại ấp Ngọc Thuận, xã Đông Hưng A, với 17 thành viên, diện tích canh tác 21 ha. Trong đó, triển khai thử nghiệm mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 02 giai đoạn trong ao, bể tròn lót bạt cho các thành viên của hợp tác xã, năng suất tôm thương phẩm 50 tấn/ha, tỷ lệ sống từ 85% trở lên. Đồng thời, hoàn thiện quy trình kỹ thuật, quy trình hoạt động của hợp tác xã này để nhân rộng trên địa bàn huyện.

 

Cụ thể, mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn trong ao giai đoạn 1 sẽ thực hiện trên diện tích ao ương: 200 - 300m2; mật độ: 1.200-1.300 con/m2; tỷ lệ sống: ≥ 85%; FCR ≤ 0,85; cỡ thu hoạch: 1.000 con/kg; thời gian ương: 20-25 ngày. Giai đoạn 2 diện tích ao nuôi: 700 m2; mật độ: 300con/m2; tỷ lệ sống: ≥ 85%; FCR ≤ 1,3; cỡ thu hoạch: 40-45 con/kg; thời gian nuôi: 65-70 ngày; sản lượng trung bình: 3,5 tấn.

 

Còn đối với mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn trong bể tròn lót bạt thì giai đoạn 1 thể tích hồ ương: 100 m3; mật độ: 1.500 – 2.000 con/m3; tỷ lệ sống: ≥ 85%; FCR ≤ 0,85; cỡ thu hoạch: 2.000 con/kg; thời gian ương: 15-20 ngày. Giai đoạn 2 thể tích hồ nuôi: 500 m3; mật độ: 300 con/m3; tỷ lệ sống: ≥ 85%; FCR ≤ 1,3; cỡ thu hoạch:  40 - 45 con/kg; thời gian nuôi: 65 - 70 ngày; sản lượng trung bình: 2,5 tấn.

 

Hỗ trợ 100.000.000 đ/mô hình, theo Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 21/5/2013 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc quy định chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cho 17 thành viên hợp tác xã. Phần hỗ trợ của Nhà nước không hoàn lại cho mô hình chủ yếu đầu tư cho phần bạt lót ao, bể nuôi; con giống, vật tư, men vi sinh, thức ăn.

 

Bên cạnh đó, huyện sẽ thành lập Ban quản lý Đề án gồm có: cán bộ chỉ đạo cấp huyện (UBND huyện, phòng NN&PTNT), Ban chỉ đạo Kinh tế tập thể cấp xã, cán bộ kỹ thuật (trạm Khuyến nông, trạm Chăn nuôi và Thú y, Tổ kinh tế kỹ thuật), Giám đốc Hợp tác xã để triển khai Đề án đúng mục tiêu, tiến độ và đạt yêu cầu.

 

Tổng kinh phí thực hiện đề án là 21.500.000.000 đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ không thu hồi 1.700.000.000 đ (Nguồn sự nghiệp Khoa học và công nghệ 2019 – 2020 là 1.300.000.000 đ, nguồn sự nghiệp Kinh tế huyện năm 2020 là 400.000.000 đ). Kinh phí đầu tư hạ tầng điện, cầu, lộ: 18.000.000.000 đ. Vốn vay từ Ngân hàng: 10.500.000.000 đ.

 

Về trách nhiệm, Uỷ ban nhân dân huyện An Minh làm đầu mối theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, thực hiện các hoạt động theo Đề án được duyệt. Định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh và các sở, ngành chuyên môn. Phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Kinh tế - Hạ tầng là cơ quan chủ trì, triển khai thực hiện các nội dung theo Đề án được duyệt và đúng quy định hiện hành. Phòng Tài chính – Kế hoạch cân đối bố trí đủ kinh phí nguồn sự nghiệp Kinh tế năm 2020 để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án được duyệt. Hỗ trợ Hợp tác xã trong quá trình hoạt động theo đúng Luật Hợp tác xã năm 2012. Ủy ban nhân dân xã Đông Hưng A phối hợp với các cơ quan chuyên môn triển khai các nội dung theo Đề án được duyệt. Hỗ trợ các hoạt động của hợp tác xã để đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả. Hợp tác xã Tân Huy tổ chức sản xuất theo mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ cao trên ao, bể lót bạt theo quy trình của cơ quan chuyên môn và theo quy trình Dự án của sở Khoa học và Công nghệ thực hiện tại hợp tác xã. Đồng thời, thực hiện theo phương án hoạt động của hợp tác xã đã được thông qua trong Hội nghị thành lập. Ban lãnh đạo hợp tác xã thường xuyên cập nhật thông tin, tham gia tập huấn,… để ngày càng đưa hợp tác xã hoạt động hiệu quả hơn.

 

Về hiệu quả kinh tế, dự kiến sẽ cho lợi nhuận bình quân: 132.000.000 đ/ao, bể/vụ. Tăng số vụ/năm, góp phần tăng sản lượng tôm nuôi của huyện cũng như tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống của thành viên hợp tác xã. Sau thời gian 2 vụ nuôi lợi nhuận thì hoàn vốn cố định và có lời khoảng 80 triệu. Tăng hiệu quả kinh tế; giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

 

Kết quả hình ảnh cho huyện an minh nuôi tôm"

Dự kiến sẽ cho lợi nhuận bình quân 132.000.000 đ/ao (ST)

 

 Sự thành công của Đề án sẽ góp phần nâng diện tích nuôi tôm Công nghiệp đạt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp của huyện. Hình thành, phát triển và duy trì hợp tác xã đủ khả năng tự sản xuất, tư vấn kỹ thuật cho thành viên trong nuôi tôm, hạn chế rũi ro trong nghề nuôi tôm trước điều kiện biến đổi khí hậu. Nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết lao động tại địa phương, cải thiện đời sống cho thành viên hợp tác xã. Hình thành vùng nuôi thủy sản tập trung, sản lượng lớn đáp ứng nhu cầu thị trường, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.

                                                         

T.T