Liên minh hợp tác xã Kiên Giang

Kinh tế - Hợp tác

Xem với cỡ chữAA

Kinh tế hợp tác ở Kiên Giang: Vẫn nhọc nhằn thực hiện chính sách

(16:09 | 10/02/2022)

Trong những năm gần đây, kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh Kiên Giang đã có bước phát triển nhanh, phong trào hợp tác xã (HTX) lan rộng khắp các huyện, thành phố. Nhiều chính sách hỗ trợ HTX được ban hành từ Trung ương đến địa phương, tuy nhiên việc thực hiện vẫn còn rất khó khăn bởi các yếu tố khách quan và chủ quan.

 

Description: D:\PERSONAL\BAI VIET TRANG WEB CQ\HINH\HTX LUC DIEN\z3085981810037_317946e9d514a560df7f4b088caa57dd.jpg

KTTT tỉnh Kiên Giang đã có những chuyển biến tích cực, số lượng và chất lượng HTX ngày một được nâng lên

 

Có thể nói, KTTT tỉnh Kiên Giang đã có những chuyển biến tích cực, số lượng và chất lượng HTX ngày một được nâng lên, các HTX hoạt động bài bản hơn, chủ động phát triển thêm nhiều ngành nghề, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tự chủ trong hoạt động, khắc phục khó khăn, khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

 

Dự ước đến cuối năm 2022, quyết tâm đưa KTTT, HTX của tỉnh tăng trưởng mức độ khá; đủ năng lực nội tại để vừa phục vụ tốt cho thành viên, vừa tham gia và đứng vững trên thị trường. Trên cơ sở đó, theo Kế hoạch số 21/KH-UBND, ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang phấn đấu thành lập mới 15 HTX (trong đó 14 HTX nông nghiệp) và 50 THT gắn với xây dựng cánh đồng lớn; phấn đấu 86% HTX có lãi, trong đó trên 51% HTX khá giỏi, trên 36% HTX trung bình, hạn chế thấp nhất HTX yếu kém; tổng số lao động thường xuyên trong HTX là 6.383 người; tổng số lao động trong THT là 13.473 người.

 

100% số HTX tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật HTX hiện hành; trên 5,2% cán bộ quản lý HTX tốt nghiệp đại học, cao đẳng trở lên trong tất cả các ngành, lĩnh vực; xây dựng 20 mô hình tổ chức KTTT ứng dựng công nghệ cao, có sản phẩm gắn với chuỗi giá trị, phát triển bền vững; trên 42% trong tổng số tổ chức KTTT, HTX có liên kết với doanh nghiệp, tổ chức KTTT khác.

 

Đóng góp của HTX đã tác động lớn vào việc hỗ trợ kinh tế hộ thành viên, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngày một tăng. Các HTX cơ bản đã thể hiện bản chất, nguyên tắc và giá trị của HTX. Quá trình thành lập theo đúng trình tự của Luật HTX và các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ. Quan hệ giữa HTX và thành viên thể hiện được quan hệ bình đẳng, hợp tác, trên cơ sở thoả thuận, tự nguyện, cùng có lợi và cùng chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh.

 

Description: D:\PERSONAL\BAI VIET TRANG WEB CQ\HINH\NÚI MAY\z3045962761833_f6496bb98add7e62212bf7c014c473f1.jpg

Đóng góp của HTX đã tác động lớn vào việc hỗ trợ kinh tế hộ thành viên, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

 

 

Những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách

 

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai chính sách phát triển KTTT, HTX vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cũng như khó khăn, vướng mắc:

 

Các HTX tỉnh Kiên Giang phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, nhiều HTX vẫn trong tình trạng khó khăn, năng lực nội tại của HTX còn yếu, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trình độ về khoa học công nghệ lạc hậu, trình độ cán bộ quản lý HTX còn hạn chế, vì vậy khó đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong điệu kiện kinh tế thị trường.

 

Description: D:\PERSONAL\BAI VIET TRANG WEB CQ\HINH\HTX KINH 10\z2744281114194_498d393a980a0927961820b0f22a788c.jpg

Tuy nhiên nhiều HTX phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, vẫn trong tình trạng khó khăn, năng lực nội tại của HTX còn yếu

 

Công tác quản lý nhà nước về KTTT, HTX chưa được quan tâm đầy đủ, công tác báo cáo thực hiện chưa tốt, số liệu báo cáo liên quan đến KTTT, HTX không đầy đủ. HTX kiểu mới đã được tuyên truyền nhưng quy mô chậm phát triển, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị còn yếu.

 

Một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các mô hình HTX trước đây phát huy hiệu quả chưa cao. Nguồn lực phân bổ còn hạn chế, việc tháo gỡ khó khăn về vốn, đất đai xây dựng trụ sở và cơ sở sản xuất chế biến của HTX còn thiếu quy hoạch, chưa được giải quyết kịp thời.

 

Việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đất đai để mở mang nhà xưởng, hạng mục công trình của các HTX còn khó khăn.

 

Số lượng các HTX tăng nhiều, nhưng tỷ lệ HTX hoạt động trung bình, yếu chiếm tỷ lệ còn cao. Số HTX xây dựng được thương hiệu sản phẩm chưa nhiều, giá trị xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế; việc xử lý các HTX ngừng không hoạt động chưa dứt điểm; năng lực nội tại của HTX yếu, còn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

 

Đội ngũ cán bộ quản lý HTX tuy đã được nâng lên, nhưng chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Công tác quản trị - điều hành sản xuất, kinh doanh gặp không ít khó khăn, thiếu tiếp cận các nguồn thông tin, chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước.

 

Một số giải pháp chính cần đẩy mạnh để thực hiện hiệu quả chính sách phát triển KTTT trong thời gian tới

 

Đồng bộ và cụ thể hóa các văn bản Luật liên quan đến phát triển KTTT như đất đai, thuế, tín dụng,... Hoàn thiện các quy định pháp luật về HTX, bổ sung các chính sách ưu đãi thích hợp đối với HTX, khuyến khích phát triển HTX trên địa bàn.

 

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò của KTTT, HTX, xây dựng và phát triển các HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa, trong đó HTX đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức sản xuất, chế biến và liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ hàng hóa cho người dân.

 

Description: D:\PERSONAL\HINH ANH\ANH CU\Phu NU\z1602164440025_42ed5c7b6fed00d0a754a65a027c29cc.jpg

Phát triển các HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa

 

Phát triển THT để tổ chức sản xuất trên nhiều lĩnh vực, đa dạng ngành nghề, nâng dần thành HTX; phát triển HTX gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của địa phương, trên cơ sở liên kết hộ sản xuất với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ hàng hóa, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường.

 

Ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển KTTT, HTX; có chính sách ưu tiên đối với các tổ chức KTTT, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn.

 

Tranh thủ nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã ở Trung ương và nguồn vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, các Quỹ khác để hỗ trợ HTX.

 

Tiếp tục huy động, tranh thủ nguồn lực từ các lực lượng xã hội trong nước và quốc tế tham gia thúc đẩy phát triển KTTT. Bố trí kinh phí từ nguồn Ngân sách Trung ương và địa phương để hỗ trợ các địa phương thực hiện chính sách phát triển HTX.

 

Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình mỗi xã một sản phẩm hỗ trợ tích cực cho KTTT, HTX.

 

Thực hiện hiệu quả chính sách đưa cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại HTX; Tăng cường năng lực quản trị HTX theo hướng công khai, minh bạch; củng cố công tác hạch toán, kế toán HTX.

 

Đẩy mạnh công tác hỗ trợ để nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực; hỗ trợ các HTX tích cực tham gia các chương trình phát triển HTX của Trung ương và địa phương, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của đơn vị.

 

Tư vấn, hướng dẫn các HTX ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

T.T