Liên minh hợp tác xã Kiên Giang

Kinh tế - Hợp tác

Xem với cỡ chữAA

Bài toán nào để hỗ trợ HTX phục hồi sản xuất

(10:21 | 08/10/2021)

Hiện nay, biến chủng mới của vi-rút Corona vẫn tiếp tục lây lan với tốc độ nhanh, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất của hợp tác xã (HTX) trên cả nước nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. Để phục hồi lại nền sản xuất sau một thời gian dài gần như gián đoạn, các HTX cần đưa ra bài toán và hoạch định một cách cụ thể tạo hướng đi mới phù hợp với bối cảnh hiện nay.

 

Nắm vững Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 9/9/2021 của Chính phủ, về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19. Thông qua đó, làm cơ sở áp dụng trong mọi hoạt động sản xuất của HTX

 

Theo đó, Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 9/9/2021 của Chính phủ có nhiều nội dung giúp HTX phục hồi sản xuất sau đại dịch Covid -19. Cụ thể, đặt mục tiêu lũy kế đến hết năm 2021, ít nhất khoảng 1 triệu lượt khách hàng là doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó dịch bệnh; đại đa số doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động và thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách gia hạn nộp thuế, miễn giảm thuế, phí, tiền thuê đất, hỗ trợ giảm tiền điện, nước…

 

Description: Chính phủ họp triển khai công việc sau khi được kiện toàn nhân sự - Báo  Nhân Dân

Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 9/9/2021 của Chính phủ có nhiều nội dung giúp HTX phục hồi sản xuất (Nguồn: Internet)

 

Với tinh thần đó, Chính phủ quyết nghị 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó có nhiều nội dung (trích từ Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 9/9/2021 của Chính phủ) liên quan đến HTX như:

 

Quyết liệt chống dịch COVID-19 đồng thời với tạo điều kiện thuận lợi cho HTX phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất - kinh doanh. Đặc biệt, các địa phương chủ động chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho HTX vừa phòng, chống dịch, vừa duy trì ổn định sản xuất - kinh doanh an toàn; đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hóa thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng.

 

Các địa phương thực hiện thống nhất “luồng xanh” vận tải đường bộ và đường thủy toàn quốc, liên tỉnh, liên vùng để vận chuyển hàng hóa thông suốt, nhanh chóng và thuận lợi. Không quy định thêm các điều kiện, giấy phép cản trở lưu thông hàng hóa, đặc biệt đối với hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống cũng như nguyên liệu sản xuất; hỗ trợ HTX xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, không để đứt gãy sản xuất.

 

Cho phép HTX được nộp bản sao scan có xác nhận bằng chữ ký số đối với các chứng từ phải nộp bản giấy là bản chính dưới dạng giấy/bản sao y công chứng/chứng thực theo quy định của bộ, cơ quan để giải quyết ách tắc khi thông quan hàng hóa.

 

Các địa phương cùng với doanh nghiệp chủ động nghiên cứu, thống nhất phương án, điều kiện tổ chức sản xuất - kinh doanh thích ứng với diễn biến dịch bệnh ở địa phương. Đánh giá đầy đủ khả năng của HTX trong việc áp dụng mô hình “1 cung đường, 2 điểm đến”, “3 tại chỗ” và “3 cùng” để có mô hình áp dụng phù hợp. Triệt để tháo gỡ tình trạng ách tắc, đứt gãy chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa do bất cập trong thực thi các quy định, thủ tục về phòng chống dịch Covid-19. Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho HTX.

 

Nghiên cứu đề xuất cấp có thầm quyền theo trình tự, thủ tục rút gọn trong tháng 9/2021 về việc cho phép, hợp tác xã thỏa thuận với người lao động điều chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ/tháng phù hợp với diễn biến dịch bệnh và theo quy định.

 

Giải pháp hỗ trợ HTX phục hồi

 

Thứ nhất, tập trung quán triệt, tuyên truyền cho thành viên HTX về nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa hiện đại, sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, sản xuất sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học và xây dựng được thương hiệu sản phẩm riêng của HTX.

 

Tuyên truyền cho thành viên HTX về nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa hiện đại, sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm

 

 

Thứ hai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, hỗ trợ, tư vấn và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về KTTT; tăng cường giám sát của các cơ quan nhà nước về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.

 

Thứ ba, rà soát, đánh giá đúng thực chất, toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các loại hình, lĩnh vực của khu vực KTTT, từ đó có kế hoạch giải thể dứt điểm các HTX yếu kém, hoạt động hình thức hoặc lợi dụng thành lập mô hình HTX để hoạt động nhằm trục lợi cá nhân.

 

Thứ tư, tiếp tục thực hiện tốt công tác hỗ trợ các HTX về thủ tục, hồ sơ để tiếp cận nhanh nhất các cơ chế, chính sách hỗ trợ từ trung ương, của tỉnh trên các lĩnh vực về khoa học công nghệ, tín dụng, xây dựng thương hiệu, xúc tiến đầu tư.

 

Thứ năm, kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về KTTT từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cơ sở; trong đó chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ phụ trách lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.

 

Thứ sáu, thực hiện việc rà soát, tập trung nguồn lực về một đầu mối, không bố trí dàn trải ở từng ngành, từng cấp quản lý nguồn vốn hỗ trợ HTX, tránh phân tán để có chính sách ưu tiên hỗ trợ có tập trung, phát huy hiệu quả nguồn vốn. Tập trung nguồn lực từ ngân sách nhà nước và thị trường để hỗ trợ các mô hình HTX nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị sản phẩm.

 

Thứ bảy, thực hiện quy hoạch các vùng chuyên canh cho các loại hình HTX, đồng thời quy hoạch vùng an toàn dịch bệnh từ đó tạo ra nguồn hàng nông sản lớn, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Phát triển các mô hình chuỗi liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua các hợp đồng kinh tế. Tập trung củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh.

 

Thứ tám, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước về HTX và các đơn vị có liên quan để giải quyết các vướng mắc của các HTX một cách nhanh nhất, tạo thuận lợi cho các HTX hoạt động, chú trọng phát triển quan hệ hợp tác, đối ngoại để thu hút sự hỗ trợ về kinh nghiệm phát triển, tổ chức vận hành HTX trong điều kiện hội nhập. Không ngừng tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ tư vấn để hỗ trợ HTX ngày càng hiệu quả hơn; tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của các HTX và thành viên.

 

Thứ chín, nâng cao chất lượng website, sàn giao dịch điện tử của Liên minh HTX tỉnh bằng cách cập nhật các sản phẩm, thành viên HTX và các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển KTTT, HTX. Khuyến khích hợp tác quốc tế trong phát triển KTTT, HTX nhằm tiếp thu kinh nghiệm tốt, các nguồn lực hỗ trợ phát triển và nâng cao năng lực hoạt động. Kết hợp tăng cường hợp tác quốc tế trong việc huy động nguồn lực và tư vấn cho các HTX để thành lập và tổ chức hoạt động theo chuỗi giá trị.

 

Thứ mười, gắn các chương trình, dự án phát triển KTTT, HTX với các chương trình khuyến công, đổi mới khoa học công nghệ của tỉnh và của Trung ương. Các cơ quan có liên quan phối hợp xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại trong tỉnh, ngoài tỉnh và ngoài nước nhằm giới thiệu sản phẩm cho khu vực KTTT, HTX.

 

Phối hợp xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại trong tỉnh, ngoài tỉnh và ngoài nước nhằm giới thiệu sản phẩm cho khu vực KTTT, HTX

 

Thứ mười một, sớm triển khai chính sách thí điểm đưa sinh viên mới tốt nghiệp về làm việc tại các HTX, cần tiến hành đồng bộ từ khâu tuyển chọn, sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về giữ các chức vụ chủ chốt trong HTX, có chế độ ưu đãi phù hớp.

 

Thứ mười hai, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực…Thúc  đẩy các HTX chủ động phát huy nội lực, huy động các nguồn lực để phát triển thêm ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn hoạt động, thu hút vận động người dân tham gia phong trào HTX.

T.T