Liên minh hợp tác xã Kiên Giang

Nông nghiệp

Xem với cỡ chữAA

Hợp tác xã nông nghiệp muốn phát triển bền vững phải liên kết sản xuất

(10:29 | 11/06/2020)

Trong những năm gần đây, tỉnh Kiên Giang đã tập trung chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể. Qua đó, nhiều hợp tác xã nông nghiệp HTXNN đã “thay da đổi thịt”, từ hợp tác xã trung bình nâng lên khá giỏi. Điều đó cho thấy, liên kết sản xuất hay sản xuất theo chuỗi giá trị là hướng đi mới mang tính bền vững lâu dài hiện nay cho các HTXNN. Nghĩa là, hợp tác xã muốn phát triển cần tạo mối liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp một cách thường xuyên, liên tục.

 

Nhận thấy tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong phát triển kinh tế xã hội thời kì hiện nay. Những năm gần đây, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã tập trung chỉ đạo các địa phương, chính quyền cơ sở tổ chức, triển khai, hướng dẫn người dân tiếp cận các chính sách về phát triển kinh tế hợp tác, HTX; vận động thành lập các mô hình HTXNN phát triển sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm quy mô lớn.

 

Description: D:\BAI VIET WEB CQ\ANH\hoi cho\z1660743591983_0e3a1ea1344f462285ac17fb7c6d75a9.jpg

Muốn sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng HTX phải xây dựng thương hiệu

 

Qua đó, Liên minh HTX tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các xã thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm chủ đạo, phát triển các ngành nghề nông thôn theo quy hoạch chung; các mô hình sản xuất nông nghiệp liên kết kinh tế hộ với HTX, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm bước đầu đã đem lại thu nhập đáng kể cho nông dân.

 

Tính đến nay, toàn tỉnh có 327 HTXNN, các HTXNN góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang xu hướng sản xuất hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm. Khu vực kinh tế tập thể đã giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Nhiều HTXNN đã thực sự trở thành tổ chức kinh tế của nông dân, là "bà đỡ" cho kinh tế hộ phát triển.

 

Thành công bước đầu là vậy, tuy nhiên, số HTXNN phát triển theo định hướng không nhiều, chỉ có khoảng chưa đến 30% hoạt động thực sự hiệu quả, số còn lại hoạt động cầm chừng, chỉ thực hiện được một khâu bơm tát cơ bản mà không có chiến lược mở rộng dịch vụ khác hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh.

 

Những yếu tố chính của hạn chế này do nhiều nguyên nhân khác nhau như: nguồn vốn hạn hẹp, sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết nên nhiều HTX hoạt động kém hiệu quả, tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể.

 

Với thực trạng như vậy thì việc HTXNN muốn phát triển mạnh phải gắn mọi hoạt động liên kết với doanh nghiệp theo quy trình từ sản xuất, chế biến đến xây dựng nhãn hiệu và tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra chuỗi giá trị bền vững lâu dài theo hướng đi mới hiện nay. Phải đảm bảo thực hiện việc liên kết dựa theo nhu cầu thiết thực của hai bên và đòi hỏi hợp tác trên cơ sở cùng có lợi.

 

Với việc xây dựng chuỗi giá trị, HTX sẽ cung cấp dịch vụ đầu vào cho thành viên HTX với giá thấp nhất và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm với giá bán cao nhất mà không cần phải qua các khâu trung gian làm tăng giá đầu vào và hạ giá thành sản phẩm cuối cùng, gây thất thoát không đáng có cho thành viên HTX.

 

Điển hình đối với việc sản xuất theo chuỗi giá trị này, có thể nói đến các HTXNN như: Tân Hưng, Tân Tiến (Châu Thành); Kênh 10 (U Minh Thượng); Ngã Bát (An Minh)… Trong đó, HTXNN Tân Hưng là một trong 4 HTX được lựa chọn tham gia mô hình xây dựng HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị năm 2020. HTX đã xây được trụ sở làm việc, mua 02 máy cày với tổng kinh phí hỗ trợ hàng tỷ đồng; tất cả các dịch vụ đều thông qua hình thức đấu thầu mua bán nên thành viên luôn luôn có lợi.

 

Description: D:\BAI VIET WEB CQ\ANH\Ban giao may cay Tan Hung\z1664486685424_b9cc4709a0923317a0781cba059b0690.jpg

HTXNN Tân Hưng được lựa chọn tham gia mô hình xây dựng HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị năm 2020

 

Trong xu thế khó khăn chung hiện nay, cùng với tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm nông nghiệp, việc tạo uy tín và sự an tâm tuyêt đối cho đối tác nói chung và người tiêu dùng nói riêng thì định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường là hết sức cần thiết.

 

Chính vì thế, việc vận động các HTXNN hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị là giải pháp phát triển bền vững. Đây cũng là giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế tập thể của Liên minh HTX tỉnh trong thời gian tới.

T.T