Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, phần tử bất mãn, cơ hội gia tăng các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước bằng nhiều cách thức khác nhau, đặt biệt là lợi dụng triệt để môi trường mạng, sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân để đẩy mạnh hoạt động tuyên truyên chống phá. Trước tình hình đó, Ngày 12/8/2021, Phòng xây dựng phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc - Công an tỉnh Kiên Giang ban hành Công văn số 563/XDPT-CQDN về phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng mạng xă hội gây mất an ninh, trật tự. Ban biên tập giới thiệu toàn văn nội dung Công văn như sau:
Thủ đoạn của chúng là khai thác diễn biến các sự kiện quan trọng của đất nước, các vấn đề nhạy cảm, khiếu kiện, tình hình thiên tai, dịch bệnh... để bóp méo sự thật, phủ nhận thành quả, vai trò của Đảng; vu khống, bôi xấu chính quyền trong hoạt động chấp pháp... nhằm tạo tiếng vang, phô trương lực lượng. Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài, đời sống người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn; Đảng và Nhà nước đã nổ lực, quyết liệt đưa ra nhiều quyết sách và huy động cả hệ thống chính trị, kêu gọi toàn dân chung tay phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh, đảm bảo đời sống của Nhân dân. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động, phần tử bất mãn, cơ hội luôn tìm mọi cách lợi dụng dịch bệnh để xuyên tạc, kích động, lôi kéo người dân chống phá Đảng, Nhà nước, gây mất an ninh, trật tự bằng việc triệt để sự tiện dụng, phổ biến của intrenet (các trang mạng xã hội: Facebook, zalo, instagram...) để đăng tải những thông tin xuyên tạc, sai sự thật, bôi nhọ những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trong công cuộc phòng, chống đẩy lùi dịch bệnh, gây tâm lý lo lắng, hoang mang, hoài nghi trong một bộ phận người dân. Vì vậy, mỗi người khi tham gia mạng xã hội phải sáng suốt sàng lọc thông tin một cách chính xác, tuyệt đối không nhấn yêu thích, chia sẽ, bình luận những thông tin không chính thống, chưa được kiểm chứng. Để có môi trường mạng an toàn, an ninh, lành mạnh thì mỗi tổ chức, cá nhân khi tham gia trên không gian mạng cần phải biết sàn lọc thông tin và báo xấu những trang web, tài khoản mạng xã hội đăng tải những thông tin xuyên tạc, sai sự thật, bôi nhọ, kích động, lôi kéo người dân chống phá Đảng, Nhà nước; dùng ngôn từ thù ghét, quấy rối, kích động bạo lực... để quản trị trang có biện pháp ngăn chặn, vô hiệu hóa (Ví dụ tài khoản facebook để báo xấu thao tác như sau: Ẩn vào ký hiệu dấu 3 chấm sau đó chọn mục “Tìm hỗ trợ hoặc báo cáo bài viết video”, tiếp tục chọn mục phù hợp để báo, tiếp tục ấn “Gửi” và “Xong”).
Hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao: Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ số, tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động ngày càng tinh vi, phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng như: Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng; tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên mạng; hoạt động tín dụng đen; hoạt động gian lận thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến... Do các nền tảng website, ứng dụng (app) và mạng xã hội dễ tiếp cận và sử dụng; đồng thời, lợi dụng sự thiếu hiểu biết các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh, dịch vụ, thương mại điện tử của người dùng internet tại Việt Nam để hoạt động. Trong đó, các đối tượng tạo lập các website, ứng dụng (máy chủ đặt ở nước ngoài) nhằm quảng bá kêu gọi, lôi kéo nhiều người đầu tư, với những chiêu trò siêu lợi nhuận, vốn đầu tư ít hoặc không cần vốn đầu tư, cùng với giới thiệu nhiều thành viên tham gia đầu tư theo hình thức đa cấp, bằng cách tham gia đầu tư vào các website, cài đặt các ứng dụng kiếm tiền... Hiện nay, có nhiều trang website, app kêu gọi tham gia đầu tư theo hình thức này, trong đó có Website http://auto0ws3ei-www.shoutload.com (gọi tắt là Auto Ads: là Robot thông minh có thể biến môi trường internet trở thành “Công nghệ kinh tế mạng” để kiếm tiền) máy chủ tại Hồng Kông với tên miền shoutload.com, đăng ký ngày 24/4/2020 (Không đăng ký hoạt động kinh doanh tại Việt Nam), nhưng các đối tượng giới thiệu trên Website có công ty và hoạt động từ năm 2007. Để tạo niềm tin, ứng dụng này sử dụng 02 tài khoản ngân hàng (Techcombank và ACB) của nhà đầu tư tại Việt Nam để chuyển tiền lãi và hoa hồng cho nhà đầu tư này, mục đích là quảng bá thương hiệu và lôi kéo nhiều người tham gia. Cách thức tham gia: Người đầu tư phải đăng ký tài khoản trên website http://auto0ws3ei-www.shoutload.com bằng số điện thoại đi động. Sau khi đăng ký tài khoản người đầu tư có thể nạp tiền theo 9 mức, từ l00.000đ đến 99.000.000đ vào tài khoản ngân hàng được chỉ định sẵn, nội dung chuyển khoản là “Tên đăng nhập”. Sau khi xác nhận người đầu tư chuyển khoản thành công, sẽ được ghi nhận số tiền trên ứng dụng Auto Ads, người đầu tư có thể mua các gói có giá trị từ 180.000đ đến 540.000.000d để hưởng lãi suất từ 20 - 55%/một ngày. Nếu giới thiệu người khác đầu tư thì được hưởng theo mô hình đa cấp: Giới thiệu trực tiếp F1 được 16%, giới thiệu gián tiếp F2 được 8%, F3 được 4% số tiền các F nạp thành công vào ứng dụng. Đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp nhà trường bên cạnh tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19, cần chú trọng tuyên truyền cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên nắm về nguy cơ rủi ro, mất toàn bộ tiền đầu tư khi tham gia ứng dụng Auto Ads và các ứng dụng kiếm tiền khác trên không gian mạng mà không rõ nguồn gốc, không được cấp phép, thiếu cơ sở pháp lý hoạt động tại Việt Nam.
Phòng Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, thông tin về hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng môi trường mạng để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, lôi kéo người dân chống phá Đảng, Nhà nước, gây mât an ninh, trật tự và hoạt động của trang Website, ứng dụng có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đến các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường nắm, để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên hiểu, biết, sáng suốt khi tham gia trên không gian mạng; chủ động, phòng tránh, không để bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia kiếm tiền trên không gian mạng./.