Message create news:Không mở được tệp "json/tintucchitiet/TinChiTiet_563.js".

Liên minh hợp tác xã Kiên Giang

Đơn vị thành viên

Xem với cỡ chữAA

Hiệu quả từ mô hình HTX thực hiện chuỗi liên kết các dịch vụ

(13:44 | 27/06/2018)

Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Tân Hưng là HTX nằm ở vị trí vùng lõm trên địa bàn xã Giục Tượng, huyện Châu Thành. Đa số là người dân tộc Khmer chiếm 95% dân số và chỉ sản xuất độc canh cây lúa.

Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Tân Hưng là HTX nằm ở vị trí vùng lỏm trên địa bàn xã Giục Tượng, huyện Châu Thành. Đa số là người dân tộc Khmer chiếm 95% dân số và chỉ sản xuất độc canh cây lúa. Với tổng diện tích 450 ha chia thành năm cánh đồng, HTX được thành lập vào ngày 26/12/2007, mục tiêu là hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh tạo việc làm và nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động trước pháp luật, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi. HTX có 141 thành viên, vốn hoạt động kinh doanh 240 triệu đồng, vốn điều lệ 260 triệu đồng. Tổng tài sản cố định 5,7 tỷ đồng, bao gồm: 07 cống bờ bê tông cốt thép; 04 trạm bình 50H; 04 trạm chung đường sinh hoạt; 09 máy D12; 01 máy xe KIA 25; 08 mô tơ từ 15 – 30 mã lực.

 

Bộ máy quản lý điều hành HTX có 08 người gồm: Hội đồng quản trị (01 Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, 01 Phó Chủ tịch HĐQT, 02 Phó Giám đốc); Ban kiểm soát (01 Trưởng ban, 01 kiểm soát viên); Bộ phận giúp việc (01 kế toán, 01 thủ quỹ). Trong quá trình điều hành và hoạt động, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc luôn tổ chức các cuộc họp theo định kỳ như: trước đầu vụ để chuẩn bị kế hoạch xuống giống, giữa vụ sơ kết công khai tài chính, cuối vụ chuẩn bị thu hoạch và tổng kết thu chi cuối năm. Trong các cuộc họp đều có sự phân công các chức danh đảm trách nhiệm vụ của mình như: Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành chung; 01 Phó Giám đốc phụ trách đồng áng lo việc quản lý đê bao, cống đập quản lý máy móc và điều tiết nước; 01 Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh lo việc sản xuất kinh doanh cho thành viên như mời gọi các doanh nghiệp, giới thiệu nông sản và các nhiệm vụ khác của HTX; Thủ quỹ, Kế toán phụ trách về công tác thu, chi. Ngoài ra, còn có 04 công nhân lắp đặt, máy móc, mô tơ và 12 tổ viên trực điều hành 12 trạm bơm suốt vụ.

Ông: Lê Minh Hải, Giám đốc HTX nhận Cờ thi đua của UBND tỉnh

 

HTX tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ đầu vào, đầu ra trong sản xuất kinh doanh cho thành viên làm giảm chi phí, tăng thu nhập. Tổ chức dịch vụ giá rẻ cho thành viên là chính, phần lớn không cần nhiều vốn để đầu tư mua thiết bị chỉ đầu tư vào hệ thống bơm tưới mà vẫn mang lại hiệu quả cho thành viên, quản lý nhẹ nhàng và ít rủi ro trong kinh doanh hơn.  Để thu hút thương lái, doanh nghiệp hỗ trợ và đầu tư, hay đấu giá thu mua nông sản, HTX thực hiện một số quy trình cố định như sau:

 

- Về cơ cấu giống: Hội đồng quản trị tham khảo tình hình thị trường xuất khẩu qua thông tin báo, đài, mạng xã hội và cơ cấu giống địa phương lân cận để chọn 3 – 4 loại giống thị trường cần, giới thiệu trong buổi họp dân, để lấy biểu quyết từng loại giống, nếu giống nào có biểu quyết cao nhất thì chọn và phân loại cho từng cánh đồng. Từ đó HTX sẽ phục vụ giống mà thành viên đã chọn gắn với các dịch vụ tưới tiêu, làm đất, thu hoạch, đầu ra sản phẩm. Trường hợp sạ khác giống lúa thì cam kết không khiếu nại về sau.

 

- Về điều tiết nước: Hội đồng quản trị nắm vững lịch xuống giống của ngành chuyên môn để biết số lần bơm vào, bơm ra và xin ý kiến thành viên, sau đó bàn bạc giá cả. Ngoài ra, nếu bơm ra khi mưa nhiều, ngập úng, bơm vào khi những ngày thiếu nước HTX sẽ họp xin ý kiến thành viên. Để hài hòa giữa những hộ đất gò, đất lung, đất gần hay xa kênh thủy lợi, sạ bị sự cố giống, thu hoạch lúa bên ngoài chưa chín… thì HTX giải quyết bơm ra với hộ thành viên có đất trũng khui trước, gò sau, trường hợp bơm vào thì ngược lại. Đối với đất gần kênh kẹt nước mà không có đường bơm mà phải bơm ra ngoài sông thì HTX thuê đường nước ở ruộng bên ngoài, trường hợp này thành viên phải trả dịch vụ tưới trên là 100%, tự vét nước thì 50%. Khi thu hoạch nếu ruộng lúa bên ngoài chưa chín thì HTX đến điều động mở đường đi vào trong, bồi thường hao hụt do HTX chịu. Để ngâm giống đồng loạt khi HTX bơm mực nước kênh thấp hơn mặt ruộng, thành viên coi mực nước ruộng be bờ lại, đợi khi HTX cặm cờ giữa ruộng báo hiệu ngày ngâm giống thì mới được ngâm, đây là mốc thời gian tính toán cho dịch vụ tiếp theo.

 

- Về máy làm đất: Hội đồng quản trị nắm thông tin giá cả ở địa phương và lân cận, sau đó mời thành viên họp và thông báo hộ có máy móc cùng với các chủ khác HTX mời để đấu giá lấy thấp nhất. Nếu chủ nào không có mặt thì ưu tiên người đến dự, còn giá bằng nhau giữa bên ngoài và trong thành viên thì HTX ưu tiên cho thành viên. Khi ký hợp đồng phải đặt cọc và thực hiện theo sự sắp xếp của Ban quản lý HTX.

 

- Về máy gặt đập liên hợp: Quy trình tổ chức như máy làm đất tuy nhiên HTX hợp tác rộng rãi hơn thậm chí là ngoài tỉnh, do đó giá thành cũng giảm hơn.

 

- Về đầu ra nông sản (lúa tươi): Thường thì 10 đến 15 ngày chuẩn bị thu hoạch, HTX giới thiệu cho các thương lái, doanh nghiệp, xí nghiệp, vựa gạo về giống lúa, sản lượng, độ thông thuyền cho đối tác nào có nhu cầu tham gia đấu giá. Giá đấu thường cao hơn bên ngoài 100 đồng trở lên, ai cho giá cao nhất thì ký hợp đồng và nhận ngay tiền cọc tại cuộc họp.

 

Qua các dịch vụ mà HTX tổ chức, mọi khâu đều có sự biểu quyết đồng lòng từ thành viên và phải ghi rõ ràng vào biên bản cuộc họp, thành viên có ý thức tự giác và không đi ngược lại với quy định của tập thể. Từ đó mang lại nhiều hiệu quả cao cả về kinh tế và xã hội. Cụ thể như tạo mối liên hệ gắn kết giữa thành viên với thành viên, giữa thành viên với doanh nghiệp. Giảm giá thành đầu vào, tăng giá thành đầu ra. Giảm, tăng từng dịch vụ trực tiếp như sau: bơm tưới giảm 400.000 đồng/1ha; máy làm đất giảm 300.000 đồng/1ha; máy thu hoạch giảm 300.000 đồng/1ha; đầu ra lúa tươi tăng 1.500.000 đồng/1ha…

 

Bên cạnh đó, HTX còn được các đối tác hỗ trợ các dịch vụ như: máy làm đất 100.000 đồng/1ha; thu hoạch 250.000 đồng/1ha; thu mua lúa: 200.000 đ/1ha; bán gốc rạ: 50.000 đ/1ha. Số tiền trên được dùng để thuê bến máy làm đất, thu hoạch, bến lúa tươi, bến tàu, bồi dưỡng công sắp xếp, thu tiền cho doanh nghiệp như tiền cọc lúa, tiền làm đất, tiền máy thu hoạch hay trả tiền bán gốc rạ phần còn lại đưa vào thu nhập HTX. HTX trích các Quỹ theo quy định, sau đó trả lương Ban quản lý HTX và một số phát sinh khác trong hoạt động như hỗ trợ nhiều cơ sở tổ chức sự kiện, hỗ trợ cầu nông thôn, học sinh nghèo, con em thành viên… mỗi vụ trên 10 triệu đồng.

 

Chính nhờ sự nổ lực vận động bà con thành viên liên kết lại với nhau mà HTX đạt được hiệu quả nêu trên. Đồng thời được các ngành chọn làm điểm thực hiện: Dự án nâng cao chuỗi gia trị sản xuất nông nghiệp an toàn, chất lượng cho HTX; mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cấp huyện; thực hiện chuỗi giá trị nông sản theo Quyết định 445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020 với Công ty Dầu Khí Đạm Cà Mau. Song song, bên cạnh đó HTX nông nghiệp Tân Hưng còn là một trong những HTX điển hình của tỉnh và được tặng thưởng Cờ cùng nhiều Bằng khen, giấy khen của tỉnh, Trung ương; được chứng nhận điển hình tiên tiến toàn quốc; chứng nhận “Cánh đồng vàng Đồng bằng sông Cửu Long”. Thời gian tới, HTX tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được và ngày càng thể hiện rõ bản chất của HTX kiểu mới trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.

Thành Trăm