Liên minh hợp tác xã Kiên Giang

Nuôi trồng thủy sản

Xem với cỡ chữAA

Nuôi cá mú trân châu, thêm một đối tượng mới cho người nuôi thủy sản của Giang Thành

(23:33 | 23/09/2020)

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang, Trạm khuyến nông huyện Giang Thành triển khai thực hiện mô hình phát triển nuôi thủy sản nước lợ ven biển năm 2020, trên địa bàn huyện Giang Thành. Trong đó có mô hình nuôi cá mú trân châu trong ao nuôi công nghiêp, sử dụng nguồn thức ăn công nghiệp và cá tạp của địa phương, nhằm đưa vào nuôi đối tượng thủy sản mới có giá trị kinh tế cao, khai thác hết tiềm năng ngành nuôi trồng thủy sản của Giang Thành, để đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản, góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế lâu dài.

Mô hình được thực hiện thí điểm tại hộ ông Trần Hồng Khánh, Ấp Rạch Dứa - xã Phú Mỹ - huyện Giang Thành. Nông dân được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ 20.000.000đ tiền con giống, thức ăn 11.700.000đ, tổng hỗ trợ cho 1 mô hình là 31.700.000đ.

Mô hình thả nuôi 1.000 con/2.000m2, con giống đạt yêu cầu cá giống đạt 7-8 cm/con, giống khỏe mạnh kích cỡ đồng đều, cá con được vèo trong ao vèo có máy sục khí, sau 2 tháng mới thả ra ao nuôi. Mặc dù lần đầu nuôi thí điểm, nhưng cá mú trân châu thích nghi tốt và lớn nhanh phù hợp điều kiện môi trường sống của địa phương, cá sinh trưởng và phát triển tốt ở điều kiện… (như độ mặn giao động 10-25%0, nhiệt độ 30- 320c, pH 7.5- 8, độ kiềm 60-100mg/l). Sau hơn 6 tháng thả nuôi, tỷ lệ sống đạt 80% trọng lượng cá đạt từ 0,6- 0,8 kg/con. Ước tính sau 2 tháng nữa sản lượng khi thu hoạch đạt khoảng 800kg, trung bình mỗi con đạt 1 -1,2kg/con,với giá bán từ 210.000 – 220.000đồng/kg, trừ chi phí và vốn nhà nước hỗ trợ, ông thu được gần 100 triệu đồng, so với các đối tượng nuôi truyền thống thì mô hình nuôi cá mú trân châu cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Chất lượng thịt thơm, ngon, dễ chăm sóc và quản lý, rủi ro thấp tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có cá phi có ở các ao nuôi tôm lân cận, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Kế hoạch sau khi kết thúc vụ nuôi này, ông tiếp tục đầu tư nuôi mới với số lượng giống nhiều hơn cho vụ kế tiếp. Cá mú trân châu dù là đối tượng nuôi mới nhưng mang lại hiểu quả kinh tế cao, chất lượng thịt cá mú thơm, ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, đầu ra ổn định, thị trường tiêu thụ rộng.

Định hướng mô hình cho thấy cá mú trân châu là đối tượng mới nhưng thích nghi và phát triển rất tốt phù hợp với thổ nhưỡng của Giang Thành, cùng với việc tận dụng dược nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương gớp phần làm giảm chi phí, tăng hiệu quả cho mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng vật nuôi, đa dạng hóa các dối tượng nuôi thủy sản mới trên địa bàn huyện Giang Thành, phù hợp với tìm năng và sự phát triển của địa phương, làm tăng năng suất thu nhập mang lại hiệu quả kinh tế ổn định lâu dài cho nông dân nuôi thủy sản trong thời gian tới./.

Nguyễn Chương (theo kiengiang.gov.vn)