Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, khu vực kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực, ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và thực hiện việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Hiện nay toàn tỉnh có 269 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tổng số thành viên tham gia gần 27.513 người, doanh thu bình quân của HTX năm 2017 đạt hơn 1tỷ đồng; thu nhập bình quân của cán bộ quản lý HTX là 25 triệu đồng/người/năm. Các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã thể hiện rõ vai trò quan trọng là cầu nối trong việc tiếp thu, hướng dẫn ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy cơ cấu cây trồng vật nuôi, đảm bảo nhiều khâu dịch vụ đầu vào mà từng người dân không làm được hoặc làm mà không hiệu quả như: dịch vụ giống, phân bón, thủy lợi, làm đất, bảo vệ sản xuất, thu hoạch…một số HTX đã hoạt động liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho thành viên.
HTX nông nghiệp Tân Hưng, xã Giục Tượng, huyện Châu Thành là một trong các HTX nông nghiệp được điển hình tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2018
(Trong ảnh, ông Lê Minh Hải, Giám đốc HTX phát biểu tại hội nghị)
Tuy nhiên, việc phát triển HTX nông nghiệp cũng còn bộc lộ những khó khăn, tồn tại như: Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên các cấp các ngành và người dân chưa đẩy đủ về vai trò, vị trí của KTTT. Cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế hợp tác, HTX ở cấp huyện còn thiếu và đều làm kiêm nhiệm, do đó việc theo dõi KTTT chưa chặt chẽ, những khó khăn của HTX chưa được xử lý, khắc phục kịp thời. Bộ máy cán bộ quản lý ở HTX không ổn định, thay đổi thường xuyên. Trình độ, năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động dịch vụ còn yếu, chưa theo kịp với những biến động của thị trường; chưa thu hút được cán bộ có trình độ, năng lực về làm việc tại HTX. Hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển KTTT chưa đồng bộ, khó áp dụng vào cuộc sống và chưa phù hợp với đặc thù của HTX nông nghiệp. Đa phần các HTX thiếu vốn và khó tiếp cận vay vốn để hoạt động sản xuất, kinh doanh, cơ sở vật chất yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hàng hóa.
Để xây dựng và phát triển mô hình HTX kiểu mới trong nông nghiệp theo Luật HTX năm 2012 trên địa bàn tỉnh thời gian tới cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao trách nhiệm chính trị của các cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu ở mỗi cơ quan đơn vị từ tỉnh đến cơ sở về phát triển HTX nông nghiệp. Tăng cường năng lực, hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước về KTTT theo hướng cấp tỉnh tăng cường bộ máy tham mưu về KTTT, cấp huyện có cán bộ chuyên trách theo dõi, cấp xã bố trí cán bộ bán chuyên trách theo dõi, hỗ trợ phát triển HTX.
HTX ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm
(Trong ảnh đồng chí Trần Chí Hùng, Phó Bí thư - Chủ tịch UBND huyện U Minh Thượng dự và chỉ đạo hội nghị thành lập HTX tại xã An Minh Bắc)
Gắn việc chỉ đạo phát triển HTX nông nghiệp với thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Thay đổi các hình thức quản lý HTX từ quản lý hành chính sang các quan hệ hợp tác, đối tác. Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào phát triển sản xuất. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật HTX năm 2012, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT nhằm thống nhất về nhận thức trong toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân về bản chất, vị trí, vai trò, tầm quan trọng của KTTT trong nông nghiệp mà nòng cốt là HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho các HTX phát triển. Tháo gỡ khó khăn chính sách về đất đai, đẩy mạnh việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để HTX nông nghiệp xây dựng trụ sở làm việc, nhà kho, bãi tập kết sản phẩm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Tạo mọi điều kiện để HTX được vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt các chính sách về nguồn lực.
Muốn phát triển HTX nông nghiệp bền vững phải đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào phát triển sản xuất cho thành viên
Cùng với chú trọng phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới cần rà soát các HTX thành lập trước ngày Luật HTX năm 2012 có hiệu lực thi hành mà tổ chức và hoạt động không phù hợp với quy định của Luật yêu cầu để đăng ký lại hoặc chuyển sang loại hình tổ chức khác. Trong quá trình tổ chức lại hoạt động của HTX, cần rà soát, đánh giá, xác định rõ nguồn gốc tài sản hình thành, xem xét lại thành viên thực sự có nhu cầu liên kết sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, góp vốn thêm vào HTX, bớt số thành viên sản xuất tự cấp, tự túc, nhu cầu hợp tác không cao.
Khuyến khích thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản cho nông dân thông qua HTX nông nghiệp. Hỗ trợ nguồn lực về tài chính để các địa phương thực hiện xây dựng các mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới theo Luật HTX năm 2012 hoạt động hiệu quả; mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị trong các ngành hàng thế mạnh, chủ lực của từng địa phương để tổng kết, đánh giá và chỉ đạo nhân rộn