Liên minh hợp tác xã Kiên Giang

Nuôi trồng thủy sản

Xem với cỡ chữAA

Xã Hòn Nghệ - Kiên Lương: Có tiềm năng nhưng HTX chưa phát triển

(20:16 | 02/03/2020)

Hòn Nghệ là một xã đảo có diện tích khoảng 3,8 km², vị trí nằm xa đất liền, nguồn nước tốt với độ sâu từ 3m đến 7m, ít bị ô nhiễm là đìều kìện môi trường cho nhiều loài thủy sản sinh trưởng và phát triển. Nơi đây có địa hình núi cao là nơi chắn sóng gió theo hai mùa Nam và Bấc khác nhau, phù hợp để nuôi cá lồng bè, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cùa thị trường nước ngoài và phục vụ du lịch…Xã có 01 HTX đang hoạt động, tuy nhiên chưa thể phát triển mà chỉ ở mức cầm chừng do nhiều nguyên nhân, mặc dù về điều kiện luôn thuận lợi và được ưu tiên đãi ngộ nhiều chính sách.

 

Nghề nuôi cá lồng bè trên biển ở xã đảo Hòn Nghệ ngày càng phát triển, tăng về sản lượng và số lượng. Đến nay, toàn xã có 1.089 lồng bè, với 185 hộ nuôi, đối tượng nuôi chính là cá Mú và cá Bớp. Đây là nhưng đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân trên đảo. Hiện nay, nguồn giống được các thương lái cung cấp từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, số lượng phụ thuộc vào nguồn cung từ các nước Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan.

 

 

Description: C:\Users\NDC\Desktop\16-03-54_3nuoi_truong_thuy_sn_trong_do_nghe_nuoi_c_lo_ng_be_tren_bien_d_mng_li_nguon_thu_nhp_co_cho_cc_x_do_cu_hu_yen_kien_luon-123629.jpg

Toàn xã có 1.089 lồng bè, với 185 hộ nuôi, đối tượng nuôi chính là cá Mú và cá Bớp

 

HTX luôn được chính quyền địa phương tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật đầu ra để thành viên đầu tư đóng bè đảm bảo kỹ thuật, có quy mô, vững chắc hơn, đảm bảo rũi ro khi giông bão. Ngoài ra, khuyến khích đầu tư máy móc thiết bị như bơm thổi ôxy, máy giặt lưới...

 

Trên cơ sở lồng ghép thực hiện các chính sách hỗ trợ như các mô hình khuyến ngư, các dự án đề tài của huyện đều tập trung cho nuôi trồng thủy sản, ngoài ra kêu gọi quỹ hỗ trợ nông dân của tỉnh hỗ trợ số tiền 300 triệu (02 năm), qu h trợ nông dân huyện 180 triệu (năm 2019). Kiến nghị các tổ chức tín dụng quan tâm đầu tư hỗ trợ, đặc biệt riêng từ nguồn vốn ngân hàng chính sách, nguồn gim nghèo và giải quyết việc làm số tiền trên 06 tỷ đồng.

 

 

Description: Image result for HTX xã hòn nghệ Kiên lương

HTX luôn được chính quyền địa phương tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật nhưng đến nay HTX vẫn hoạt động cầm chừng (Nguồn Intetnet)

 

 

Mặt khác, UBND xã luôn phối kết hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho HTX phát huy tiềm năng hiệu quả kinh tế. Phối hợp tổ chức dạy nghề nông thôn trong nuôi trồng thủy sản, chuyển giao 3 mô hình nuôi loài mới, kết hợp 2 mô hình nuôi với thức ăn công nghiệp. Công tác phối hợp giữa UBND xã và Mặt trận, các đoàn thể được thực hiện tốt, tạo được sự đồng thuận trong cán bộ và nhân dân. Phân công lực lượng hướng dẫn người nuôi di chuyển bè cá theo mùa vụ, nhằm tránh sống lớn và đảm bảo thuận lợi chăm sóc quản lý kể cả trong và ngoài HTX. Việc nắm bắt thông tin về tình hình nuôi cá lồng bè đươc cán bộ chuyên môn và Mặt trận, các đoàn thể phản ánh đúng lúc, qua đó đã thông tin kịp thời về phòng chuyên môn, nhằm tháo gỡ khó khăn cho thành viên HTX nói riêng và người dân nuôi bè nói chung.

 

Description: D:\BAI VIET WEB CQ\ANH\Hon nGhe\z1764455869775_540668b12f959ee7f2550a9f4564667d.jpg

Đoàn công tác của tỉnh kiểm tra tình hình nuôi cá lồng bè tại xã Hòn Nghệ

 

 

Với quy mô lớn hơn có nhiều hộ phát triển đầu tư khá lớn, chủ động trong đầu vào đầu ra, giải quyết được nhiều việc làm tại chỗ trên 200 lao động và tái đầu tư năm sau cao hơn năm trước, 100% số hộ nuôi có đăng ký bảo vệ môi trường. Hiện nay trên địa bàn nuôi nhiều loài hơn ngoài cá Mú, Bớp như: cá Chuộng, Đưng và Hồng Mỹ…Riêng cá Mú các loại chủ yếu xuất khẩu qua thị trường Hồng Kông, trong đó có 4 doanh nghiệp; các loại khác tiêu thụ nội địa trong và ngoài tỉnh chủ yếu qua thương lái thu mua trên địa bàn.

 

Việc tổ chức sắp xếp chuỗi liên kết sản xuất cá lồng bè được ngành chuyên môn hỗ trợ khoa học kỹ thuật nuôi trồng, tạo cảnh mỹ quan phục vụ cho du lịch và góp phần bảo vệ môi trường nước biển, nhằm tạo vùng nuôi ổn định phục vụ cho sản xuất.

 

Tuy nhiên, mặc dù có lợi thế như vậy nhưng HTX đến nay chỉ hoạt động cầm chừng, rời rạc, chưa được hình thành theo chuỗi như mục tiêu của kế hoạch đề ra.  Công tác bố trí sắp xếp bè nuôi còn hạn chế, chưa gắn được việc giao cho thuê, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản. Mặt khác, việc tạo sự liên kết chặt chẽ của HTX nuôi cá lồng bè với các doanh nghiệp đầu tư hoặc thu mua, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, luôn phụ thuộc vào thương lái. Công tác phối hợp với các đơn vị có liên quan thống kê dự báo về tình hình sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm cá nuôi lồng bè được thực hiện nhưng còn chậm.

 

Chưa có chế tài xử lý trong thực hiện chuỗi liên kết, nhất là các hộ nuôi tạm trú; việc phân luồng còn gặp nhiều khó khăn, do mùa gió và tập quán di dời bè chưa đồng loạt. Việc liên kết đảm bảo con giống cho người dân chưa thực hiện được; nguồn cá giống thiếu kiểm định dịch bệnh.

 

Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như thu gom xữ lý nước, rác thải còn hạn chế; các chính sách liên quan của UBND tỉnh được liên tục triển khai nhưng chưa được thực hiện như quyết định số 1632, ngày 3/8/2017 của UBND Tỉnh về quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

 

Nhu cầu vốn đầu tư của người dân cao nhưng chưa đảm bảo yêu cầu; đầu vào con giống còn hao hụt nhiều, đầu ra thiếu ổn định về giá dẫn đến lợi nhuận giảm sút; tái đầu tư phát triển trong số hộ quy mô nhỏ và vừa hết sức khó khăn có hộ phải nghỉ nuôi.

 

Thiếu sự phối hợp chặt chẽ của ngành chuyên môn cấp trên trong việc thực hiện đề án của UBND huyện về giao mặt nước biển.

 

Để HTX hoạt động ổn định và phát triển bền vững, mở rộng quy mô trong thời gian tới, chính quyền cơ sở cần tiếp tục cụ thể hóa các Đề án, Kế hoạch của Huyện ủy, UBND huyện về sắp xếp lồng bè, giao mặt nước cho thành viên HTX. Trong quá trình thực hiện thường xuyên báo cáo, thông tin để tranh thủ sự chỉ đạo của UBND huyện hỗ trợ, tháo gỡ kịp thi. Tuyên truyền trong thành viên HTX và người dân chú trọng gìn giữ môi trường vì sự bền vững lâu dài của nghề nuôi trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

 

 

Description: Image result for HTX xã hòn nghệ Kiên lương

Cần sắp xếp lồng bè, giao mặt nước cho thành viên HTX mới có thể phát triển bền vững (Nguồn Internet)

 

 

Phối hợp tốt với cơ quan chức năng kiểm soát nguồn giống, dự báo thị trường, tình hình diễn biến thời tiết, dịch bệnh... hỗ trợ thành viên HTX một cách kịp thời, hiệu quả.

 

Thông qua HTX đẩy mạnh tuyên truyền và giới thiệu các loại thức ăn tổng hợp phù hợp cho từng đối tượng cá biển, giá thành phù hợp với sức mua của nhân dân và đạt yêu cầu dinh dưỡng theo quy định cho người nuôi, khuyến khích hộ nuôi chuyển dần thức ăn tạp sang thức ăn công nghiệp. Định hướng xây dựng nghề  nuôi thành làng nghề và đăng ký thực hiện.

 

Tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày kỹ thuật nuôi cá lồng bè và kỹ thuật quản lý môi trường, kỹ thuật sử dụng thuốc phòng trừ dịch bệnh cho các hộ nuôi trong phạm vi HTX.

 

Gắn phát triển dịch vụ trong HTX với phát triển du lịch của địa phương, tạo thành thế mạnh đặc trưng, cạnh tranh lành mạnh với các địa điểm du lịch ở nơi khác. Làm cho người dân thấy rõ lợi ích của HTX trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống trong thời buổi kinh tế thị trường hiên nay.

 

 

T.T